Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 90 - 91)

Việc các chỉ số từ mô hình Z-score đều được dựa trên các thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vì thế để việc áp dụng mô hình Z-score một cách hiệu quả thì cần có các thông tin đầu vào phản ánh đung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đa phần nguyên nhân của việc gian lận và sai sót trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến từ khả năng điều hành doanh nghiệp không hiệu quả.

Hiện nay, việc quản trị doanh nghiệp được thực hiện theo mô hình hai cấp, chức năng giám sát là trách nhiệm của ban kiểm soát. Mặc dù vậy, để giảm thiểu hành vi gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính thì thực hiện ngăn ngừa là quan trọng hơn cả, việc ngăn ngừa này có hiệu quả hay không lại liên quan trực tiếp đến việc Hội đồng quản trị đưa ra các chính sách và thủ tục phù hợp hay không. Chính vì nguyên nhân như thế, phải tạo ra được sự độc lập cao của các thành viên Hội đồng quản trị trong các hành động của các thành viên để đảm bảo chức năng giám sát, điều hành được thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra việc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập rất quan trọng trong việc đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp chính xác các thông tin tài chính của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ: Tại Việt Nam hiện nay, kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp được thực hiện đa phần là để đảm bảo doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định về kế toán, quy định về thuế và cả quy định liên quan đến lao động hơn là việc phát hiện rủi ro và cải thiện việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Và vì thế để hiệu quả hơn thì việc Ban kiểm soát của doanh nghiệp đề cử hoạt động kiểm toán nội bộ và các báo cáo sau khi kiểm toán nội bộ đều phải được trình để Ban kiểm soát của doanh nghiệp xem xét.

Kiểm toán độc lập: Để hoạt động kiểm toán độc lập hiệu quả thì việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập tốt và uy tín là đặc biệt quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho cho hoạt động kiểm toán độc lập của doanh nghiệp là khá lớn. Vì thế tùy yêu cầu do doanh nghiệp cần và cân bằng giữa chi phí kiểm toán độc lập, doanh nghiệp nên xây dựng chương trình kiểm soát kế hoạch kiểm toán, các thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty kiểm toán, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng kiểm toán độc lập mà doanh nghiệp kiểm toán độc lập mang đến. Công việc xây dựng các hệ thống và chương trình trên phải do Ban Kiểm soát thực hiện. Thông tin kiểm toán độc lập sẽ đảm bảo việc tổng hợp, đánh giá đúng hoạt động của doanh nghiệp, chính là bộ phận cơ bản của nền kinh tế quốc gia, từ đó Nhà nước sẽ đề ra được những chính sách đúng đắn, ngăn ngừa và khắc phục việc doanh nghiệp tạo ra lợi giả, lỗ thật hoặc lợi thật, lỗ giả làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường cũng như chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước. Do đó, riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đại chúng này là phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán và đính kèm bảo cáo kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn và điều kiện kiểm toán theo quy định của pháp luật xác nhận.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)