a) PLC Mitsubishi FX3U
- PLC Mitsubishi là một trong các dòng PLC đang được dùng phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Electric (Nhật Bản). Mitsubishi Electric là một nhà sản xuất tự động hóa công nghiệp (FA) toàn diện trên tất cả lĩnh vực sản xuất từ bộ điều khiển đến thiết bị điều khiển truyền động, thiết bị điều khiển phân phối điện và cơ điện tử công nghiệp. Cùng với việc phát triển sản
65
phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, Mitsubishi Electric sử dụng kỹ thuật tiên tiến để cung cấp các giải pháp FA đáng tin cậy với một tầm nhìn hướng đến những thế hệ mới trong sản xuất.
Hình 3. 17: PLC Mitsubishi dòng Fx
- Ưu, nhược điểm của bộ điều khiển PLC Mitsubishi F3ux.
• Ưu điểm:
+ PLC Mitsubishi Fx3u có ưu điểm lớn về giá thành, chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng đa dạng các cấu hình yêu cầu các tính năng như: Giao tiếp truyền thông, ngõ vào ra tương tự, bộ đếm ngõ vào tốc độ cao, ngõ ra phát xung tốc độ cao, các module đọc nhiệt độ, loadcell ...
+ Ngày nay bộ diều khiển PLC Mitsubishi Fx3u được sử dụng rất phổ biến. Ở Việt Nam, PLC Mitsubishi Fx3u được dùng nhiều trong nghành: Dệt sợi, bao bì giấy, carton, nilon, nhựa, thực phẩm, cơ khí chính xác, chế tạo máy ...
• Nhược điểm: PLC Mitsubishi nói chung thiên về điều khiển rời rạc và điều khiển truyền động nên có cấu trúc chương trình theo chiều dọc, chỉ thực hiện từ trên xuống dưới. Toàn bộ là câu lệnh nên phải nhớ rất nhiều lệnh đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức và trình độ.
- Các tính năng của FX3U:
+ Là một PLC dạng nhỏ gọn và thành công của hãng Mitsubishi Electric. + Có tính năng đặc biệt mới là hệ thống “Adapter bus” được bổ xung cho hệ
thống bus hữu ích cho việc mở rộng thêm những tính năng đặc biệt và khối truyền thông mạng.
66
+ Cho phép mở rộng truyền thông qua cổng USB, hỗ trợ cổng Ethernet và cổng lập trình RS-422 mini DI.
Hình 3. 18: PLC Mitsubishi Fx3u-24MT
- Thông số kỹ thuật:
+ Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC + Bộ nhớ chương trình: 64000 bước
+ Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, profibus, CAN, CClink
+ Bộ đếm tốc độ cao: max. 100kHz, lên tới 200kHz với module chức năng + Loại ngõ ra: relay, transistor
+ Phát xung tốc độ cao: max 100kHz, lên tới 200kHz hoặc 1Mhz với module chức năng.
+ Tổng I/O: 16/32/48/64/80/128
+ Có thể mở rộng lên tới 256 I/Os thông qua module hoặc 384 I/O thông qua mạng CC-Link.
67 b) ESP32 và mạch đọc RFID
❖ ESP32
Hình 3. 19: ESP 32
- Thông số kỹ thuật của ESP32: ESP32 có nhiều tính năng hơn ESP8266. Một số thông số kỹ thuật quan trọng của ESP32:
+ Bộ vi xử lý LX6 32-bit lõi đơn hoặc lõi kép với xung nhịp lên đến 240 MHz.
+ 520 KB SRAM, 448 KB ROM và 16 KB SRAM RTC.
+ Hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11 b/g/n với tốc độ lên đến 150 Mbps.
+ Hỗ trợ cho cả thông số kỹ thuật Bluetooth v4.2 và BLE cổ điển.
+ 34 GPIO có thể lập trình.
+ 18 kênh SAR ADC 12 bit và 2 kênh DAC 8 bit.
+ Kết nối nối tiếp bao gồm 4 x SPI, 2 x I2C, 2 x I2S, 3 x UART.
+ Ethernet MAC cho giao tiếp mạng LAN vật lý (yêu cầu PHY bên ngoài).
+ 1 bộ điều khiển host cho SD / SDIO / MMC và 1 bộ điều khiển slave cho SDIO / SPI.
+ Động cơ PWM và 16 kênh LED PWM.
+ Khởi động an toàn và mã hóa Flash.
+ Tăng tốc phần cứng mật mã cho AES, Hash (SHA-2), RSA, ECC và RNG. - Tại sao chọn ESP32 mà không phải ESP8266
+ ESP32 là mạnh hơn ESP8266, chứa nhiều GPIOs với nhiều chức năng, Wi-Fi nhanh hơn và cũng hỗ trợ Bluetooth.
68
❖ Mạch đọc thẻ RFID RC522
- Mạch đọc thẻ RFID RC522 dùng để đọc các loại thẻ RFID, móc khóa RFID tần số 13,56 Mhz. Giao tiếp dễ dàng với các Board Auduino, ESP và các vi điều khiển. Mạch đọc thẻ RFID RC522 được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình như bảo mật xe máy, đóng mở cửa bằng thẻ RFID, các hệ thống quản lý, chấm công dựa trên mã thẻ RFID,…
- Thông số kỹ thuật
+ Điện áp hoạt động: 3.3VDC.
+ Dòng: 13-26mA, dòng ở chế độ chờ: 10-13mA, dòng ở chế độ nghỉ: < 80uA. + Tần số sóng mang: 13.56MHz.
+ Khoảng cách hoạt động: 0 - 60mm. + Giao tiếp: SPI.
+ Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s. + Kích thước: 40mm × 60mm.
+ Nhiệt độ hoạt động: - 20⁰C ~ 80⁰C. + Độ ẩm hoạt động: 5% ~ 95%.
+ Các loại card RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare UltraLight, mifare Pro, mifare Desfire.
69 - Cấu tạo và chức năng các chân
+ 1: SDA (CS) - Chân lựa chọn chip khi giao tiếp SPI (Kích hoạt ở mức thấp). + 2: SCK - Chân xung trong chế độ SPI.
+ 3: MOSI (SDI) - Master Data Out - Slave In trong chế độ giao tiếp SPI. + 4: MISO (SDO) - Master Data In - Slave Out trong chế độ giao tiếp SPI. + 5: IRQ - Chân ngắt.
+ 6: GND - Chân mass. + 7: RST - Chân reset. + 8: 3.3V.
70