Van thủy lực

Một phần của tài liệu HD18 nguyễn văn tuân ngiên cứu, thiết kế, mô phỏng bơm rexroth A4VSO (Trang 52 - 56)

* Van khóa

+ Cấu tạo của van khóa:

Hình 2. 12 Các loại van

- Van khóa nước hai chiều là loại khóa có cấu tạo van khóa nước đối xứng

khi mà chất lỏng có thể đi qua cả 2 chiều của van, khác với cấu tạo van khóa nước 1 chiều chỉ cho phép chất lỏng đi theo 1 hướng duy nhất.

- Van 2 chiều rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, van có thể là van cổng,

van bướm, van bi, v.v.. Có tác dụng chính là đóng mở thậm chí là điều tiết lưu lượng dòng chảy của lưu chất trong đường ống.

Hình 2. 13 Hệ thống đóng mở van

- Van 2 chiều là thiết bị đóng ngắt trên đường ống cho phép dòng chảy lưu thông trên ống theo 2 chiều ngược nhau ( Có thể lưu thông 2 hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau ). Van 2 chiều là dạng van phổ biến nhất hiện nay, vì đại đa số những van chúng ta đang sử dụng hiện nay đều là van 2 chiều. Chúng chiếm tỷ lệ rất lớn khoảng hơn 80% các loại van trên thị trường. Nó là một trong những loại van sử dụng nhiều nhất trên mỗi hệ thống đường ống nước.

+ Nguyên lý hoạt động :

Khi đóng van sẽ ngăn lưu lượng dầu đang chảy.

* Van tràn

Hình 2. 14 Cấu tạo van xả tràn

Cấu tạo của van xả cũng khá đơn giản bao gồm có 4 bộ phận chính đáng nói đến là thân, đế, cánh và lọc van. Dù van xả tràn này khá giống với van an toàn nhưng lại có thể điều khiển hệ thống xả nước theo 2 phương pháp đó chính là phương pháp cơ học và phương pháp điện học.

– Phương pháp cơ học: Nhờ sự vận động của dòng chảy khi được nạo vào van thì tác động tay quay làm cho chuông báo cháy vang lên giúp báo hiệu sự cố cho người dùng mau chóng.

– Phương pháp điện học: Nhờ áp lực của nước khi đi qua hệ thống xả làm cho công tắc áp lực hoạt động dẫn đến chuông báo cháy vang lên báo hiệu có cháy để có thể giúp mọi người nhận ra là có cháy và sơ tán khỏi đám cháy đó. Những bộ phận khác cũng đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ để giúp cho van xả tràn hoạt động tốt hơn nhưng tôi sẽ tập trung nói về 4 bộ phận trên để cho các bạn thấy được chúng thực hiện việc xả nước ra như thế nào.

– Thân van thường làm từ chất liệu rất cứng và chắc chắn như gang, chúng mang rất nhiều áp lực từ ngoài vào cho đến đầu van giữ một trọng lượng nhất định làm cho thân van phải chịu một lực nên thân van phải luôn cố định để các bộ phận khác bên trong có thể thực hiện tính năng riêng của mình.

– Đế van nằm ở dưới cùng mang tính năng chịu trọng lượng của toàn bộ hệ thống van cũng giống như thân làm từ chất liệu gang.

– Cánh thường làm từ chất liệu inox hay thép chống gỉ vì dùng cho nhiều môi trường khác nhau nen cần đảm bảo sự chắc chắn và an toàn với người dùng thì hai chất liệu này làm được việc đó đồng thời thấy được cánh thực hiện chức năng xoay cùng với trục của van để cho van hoạt động.

– Hệ thống lọc van là hệ thống khi nạp nước từ đường ống vào sau đó sẽ đi sang đường ống khác để thực hiện nhiệm vụ xả nước thì trước khi xả nước sẽ đi qua hệ thống lọc để ngăn các tạp chất khác cho trong nước để khi nước được xả ra ngoài sẽ sạch hơn không làm ảnh hưởng đến người sử dụng.

+ Nguyên lý làm việc

Như đã nói ở trên thì cách hoạt động cảu loại van xả tràn này không khác gì mấy với van an toàn nhưng có một vài cấu trúc hơi khác so với van an toàn một chút qua việc van xả tràn có bộ cảm ứng nên dễ dàng nhận biết đám cháy sau đó gửi một tín hiệu đến tủ điện tử để mà làm cho mở van. Cũng chính lúc này mà nước từ thân van đang được màng ngăn ngăn lại thì sẽ mở ra làm cho nước thoát ra ngoài với một áp lực nước cũng khá cao làm cho nước chảy qua van xả tràn đến các đầu vòi dập lửa được mở sẵn và thế là nước cứ tràn ra để dập tắt được ngọn lửa đó.

Với chính cách hoạt động như thế này mà ta thấy được chúng hoạt động hoàn toàn trong trạng thái mở khác với van an toàn chỉ trong trạng thái đóng, van an toàn chỉ mở khi có các áp suất tác động thì van mới mở. Ngoài ra muốn cho đầu van giữ áp suất ổn định phải luôn liên tục rót các chất lỏng vào thùng chứa trong van để khi xảy ra vấn đề như cháy thì thùng chứa này sẽ đẩy nước lên qua màng ngăn sau đó làm cho ra một áp lực để màng ngăn mở ra rồi chúng đi qua van xả làm cho van mở và đưa nước ra ngoài. Thật ra đầu phun luôn được bố trí theo yêu cầu của người sử dụng để cho việc phun nước ra sẽ dàng hơn

nhưng các bộ phận luôn giữ một nhiệm vụ khác nhau hỗ trợ nhau để xả nước ra bên ngoài mà không làm ảnh hưởng nhiều đến đầu phun.

Một phần của tài liệu HD18 nguyễn văn tuân ngiên cứu, thiết kế, mô phỏng bơm rexroth A4VSO (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)