- Tạp chất cơ khí như mạt sắt, ba via,... vừa là sản phẩm của quá trình mài mòn do ma sát, hơn nữa đây cũng chính là mối nguy hại làm tăng quá trình mài mòn các chi tiết, đường ống, làm tắc kẹt chi tiết của thiết bị (lõi trượt, piston, lò xo nén,...) làm giảm sự bôi trơn giữa các chi tiết, làm giảm độ bền hóa học của dầu thủy lực, làm tắc các ống thủy lực nhỏ (các ống nhỏ thường là các ống dẫn dầu tín hiệu điều khiển khi hệ thống sử dụng phương pháp điều khiển bằng tín hiệu thủy lực).
- Vị trí lắp đặt lọc dầu Bộ lọc dầu thường được lắp đặt ở đường hút của bơm dầu. Nếu như cần chất lượng dầu sạch hơn (áp dụng với các hệ thống thủy lực nhỏ, đường ống dẫn dầu kích thước bé, hoạt động dưới áp suất cao có thể lên đến hàng chục Mpa) thì đặt thêm lọc dầu ở đầu ra của bơm và trên đường ống dầu trước khi hồi về két chứa dầu
* Loại lọc dầu thủy lực
Phân theo vị trí lắp đặt, bộ lọc dầu thủy lực bao gồm:
Bộ lọc dầu cao áp: được lắp đặt tại vị trí ống hút dầu. Nó có khả năng chịu
được áp suất lớn, làm việc liên tục
Bộ lọc dầu áp suất thấp: được lắp đặt tại ống xả, giúp tiết kiệm nhiên liệu, đảm
bảo độ bền.
Hình 2. 16 Các loại lọc dầu thủy lực
Trong đồ án lần này chúng em chọn bộ lọc lưới:
- Trong rất nhiều bộ lọc thủy lực thì bộ lọc lưới chính là thiết bị thủy lực có kết cấu đơn giản nhất. Bên cạnh các khung cứng thì nó còn có các lưới đồng bao bọc ở bên ngoài. Dầu có lẫn tạp chất sẽ được dẫn để xuyên qua các lỗ trên lưới vào ống hút. Với bộ lọc này thì phần tử lọc là lưới đồng. Kích thước của lỗ lọc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dầu sau khi lọc. Nếu lỗ lọc càng bé thì độ sạch của dầu càng cao. Lưới lọc có thể xếp 1 lớp hoặc nhiều lớp nhằm tăng khả năng cản trở tạp chất. Sự cản trở của các lớp lưới sẽ tạo nên trở lực gây nên sự hao tổn áp suất trong mạch. - Cấu tạo của 1 bộ lọc lưới hoàn chỉnh gồm: đai ốc, vòng đệm, vỏ lọc, lưới
lọc, ống dẫn, nắp. Bộ lọc sẽ được đóng kín bằng 2 đĩa ở 2 đầu.
thuộc vào vị trí lắp của lọc. Chúng ta có thể bắt gặp các bộ lọc dầu thủy lực lưới tại các ống rót dầu vào thùng, ống xả hay ống hút dầu, chất lỏng thủy lực. Trong thiết kế, để giảm thiểu sự cản trở, chậm tốc độ dòng dầu thì người ta sẽ tăng bề mặt lọc lớn nhất có thể.
- Nhược điểm duy nhất của bộ lọc lưới đó là rất khó để làm sạch các phần tử lọc, phải có những thiết bị chuyên dùng mới có thể loại bỏ được các tạp chất bám trên. Hình 2. 17 Cấu tạo hệ thống lọc 1. Vỏ 2. Lưới lọc 3. Nắp tròn 4. Ống dẫn 5. Đai ốc 6. Vòng đệm
* Nguyên lý hoat động
Bộ lọc dầu thủy lực làm việc dựa trên nguyên lý sử dụng các phần tử lọc, lớp lọc để
giữ lại các tạp chất khi có dòng dầu thủy lực chảy qua các phần tử lọc này hoặc sử dụng trường lực để tách các tạp chất ra khỏi dầu thủy lực. Trường hợp đầu tiên tạp chất bị vướng lại trên bề mặt hoặc dưới đáy phần tử lọc của các bộ lọc dầu thủy lực. Trường hợp thứ hai dầu thủy lực được dẫn qua một trường nhân tạo (từ trường, điện trường, trường ly tâm, trọng trường) làm các tạp chất bị lắng xuống và định kỳ tháo ra để loại bỏ.
Hình 2. 18 Nguyên lý hoạt động của bộ lọc
* Lắp đặt bộ lọc dầu
Khi lựa chọn vị trí và loại bộ lọc dầu lắp đặt cần tính đến các điều kiện sau: - Nguyên nhân tạo ra tạp chất - Độ nhạy của các chi tiết của hệ thống thủy lực đối với tạp chất - Chế độ làm việc của máy thủy lực - Áp suất làm việc - Thiết bị điều khiên hay không điều khiển được - Loại dầu thủy lực - Điều kiện vận hành