Tính toán cho thùng dầu thủy lực

Một phần của tài liệu HD18 nguyễn văn tuân ngiên cứu, thiết kế, mô phỏng bơm rexroth A4VSO (Trang 67 - 71)

• Thùng dầu hay bể dầu dùng để chứa dầu thủy lực, cung cấp cho bộ nguồn hoạt động và là nơi để gá các thiết bị như van, motor, bơm.

• Thùng dầu ngày nay được thiết kế dạng hộp chữ nhật nhằm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc không khí nhằm hạ nhiệt độ của dầu. Thùng chứa dầu phải có kích thước lớn sao cho lượng dầu chức max chiếm khoảng 2/3 thể tích của thùng.

• Trong thùng dầu, vị trí đặt ống xả và ống hút dầu phải cách đáy 30 mm. Nếu bố trí ống hút và ống xả sát đáy thì có thể gây vẩn đục chất bẩn có

trong dầu. Điều này nguy hại đến hệ thống vì dầu bẩn gây xước ty hoặc các chi tiết máy, phá hủy bề mặt phần tử ở áp lực cao.

• Ngoài ra, nếu đặt ống hút- xả dầu gần đáy thì sẽ tạo nên dầu sủi bọt. Nó khiến dầu không điền đầy ống dẫn, hao tổn công suất, xâm thực gây ảnh hưởng đến hệ thống.

• Đáy của thùng dầu thường làm nghiêng. Nó giúp các hạt bụi, chất bẩn có thể chảy nghiêng về một phía và gom lại. Trong thùng dầu, người ta thường lắp các thước đo dầu để kiểm tra mức dầu thường xuyên, duy trì dầu luôn đủ.

• Kích thước thùng dầu càng lớn thi tốc độ tản nhiệt càng nhanh, hạn chế vẩn đục tuy nhiên giá thành cao lại cồng kềnh. Chất liệu của thùng dầu cũng cần chú ý: inox, nhôm…

- Vì đây là thùng dầu được đặt cố định nên ta có: + Thể tích thùng dầu:

[10]V = (3 5). .110qv % (2.9)

V: Thể tích dầu cần biết (l)

qv: Lưu lượng của bơm dầu (l/ph)

V =3.375 112,5= (l)

+ Kết cấu thùng dầu:

Thành thùng dầu thép tấm chiều dầy phụ thuốc dung tích thùng, hàn kín 4 góc đảm bảo dầu không bị rò rỉ.

Thông số thùng dầu thủy lực, phụ kiện thùng dầu thủy lực

Bảng 2. 4 Thông số thùng dầu thủy lực

Loại thùng dầu Chiều dài L(mm) Chiều rộng W(mm) Chiều cao H(mm)

Thùng dầu 60 Lít 630 500 290 Thùng dầu 80 Lít 630 500 360 Thùng dầu 100 Lít 840 640 290 Thùng dầu 150 Lít 840 640 380 Thùng dầu 200 Lít 840 840 380 Với v=112,5 (l) ta có L= 840 (mm) W=640 (mm) H=290 (mm)

+ Khi thiết kế thùng dầu cần chú ý:

• Thiết kế thùng dầu cần phải để ý thêm đến việc làm thoát không khí có

lẫn trong chất lỏng (dầu thủy lực), tức là kết cấu làm sao cho không khí đi ra hết khỏi dầu.

• Không khí có lẫn trong dầu có những tác hại như:

- Làm giảm mô đun đàn hồi khối (bulk modulus) dẫn đến làm hệ thống làm việc và điều khiển không còn chính xác

- Làm giảm khả năng truyền nhiệt- Làm tăng tốc độ oxy hóa và làm giảm khả năng chống chịu nhiệt của dầu

- Làm giảm độ nhớt của dầu

- Lạo ra hiện tượng xâm thực làm cho thiết bị bị phá hỏng - Làm tăng tiếng ồn khi vận hành thiết bị

- Làm giảm nhiều hiệu suất làm việc của hệ thống

• Không khí vào trong dầu nhiều nhất là từ các chỗ không kín trong hệ

thống thủy lực và bị “cuộn” vào trong thùng dầu cùng với chất lỏng xả ra từ các đường ống hồi.

• Để loại bỏ được càng nhiều càng tốt không khí lẫn trong dầu cần chú ý

các điểm như sau khi thiết kế thùng dầu:

- Bố trí các đường dầu hồi ngập dưới mực dầu thấp nhất trong thùng- Thiết kế các vách ngăn thích hợp để giúp dầu tự ổn định, “nhả” không khí có lẫn trước khi quay trở lại hệ thống qua cửa vào của bơm

- Không bao giờ thiết kế cửa hút và cửa xả của thùng dầu ở cùng một khoang chứa hoặc quá gần nhau

- Làm các tấm lưới chặn để “hớt” các bong bóng khí ra khỏi thùng dầu- Thiết kế lỗ thông hơi cho thùng dầu

Một phần của tài liệu HD18 nguyễn văn tuân ngiên cứu, thiết kế, mô phỏng bơm rexroth A4VSO (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)