Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần_ROE

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty cp xuất nhập khẩu khánh hội (Trang 32 - 35)

6. Phân tích Báo cáo tài chính của KHAHOMEX

6.6.Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần_ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cho biết bình quân 100 đồng vốn doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho thấy được hiệu quả vốn tự có sử dụng trong doanh nghiệp. ROE đánh giá khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu nên việc tính toán ROE cần được tính toán chuẩn xác:

(Nguồn Báo cáo tài chính)

Từ bảng số liệu cho ta thấy, ROE của Công ty có sự biến động qua các năm, năm 2008 là 17.289% đến năm 2009 tăng lên là 20.462%, qua năm 2010 sụt giảm còn 15.351%. Tức là Công ty bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 17.289 đồng lợi nhuận trong năm 2008, tạo ra được 20.462 đồng lợi nhuận trong năm 2009 và tạo ra được 15.351 đồng lợi nhuận trong năm 2010. Có sự sụt giảm trong năm 2010 so với năm 2009 là do Lãi ròng sau điều chỉnh của Công ty giảm, trong khi đó lượng Vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng lên dẫn đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Công ty có sự sụt giảm. Mặt khác, sự biến động của ROE cũng do tác động của các nhân tố :

+ Lợi nhuận biên của Công ty tăng qua các năm năm 2008 là 0.17, năm 2009 là 0.28 đến năm 2010 tăng lên là 0.36 chứng tỏ Lợi nhuận tạo ra được trong một đồng doanh thu thuần tăng qua các năm.

+ Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty lại giảm qua các năm cho thấy việc sử dũng tài sản để tạo ra doanh thu của Công ty chưa đạt mức mong muốn, do việc ứ đọng nhiều sản phẩm chung cư, nhà ở cao cấp… tình hình kinh tế không ổn định làm cho khoản mục hàng tồn kho của Công ty tăng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

+ Đồng thời sự biến động của Đòn bẩy tài chính cũng ảnh hưởng đến ROE của Công ty, việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty có sự sụt giảm, ban đầu trong năm 2008 Công ty sử dụng nhiều đòn bẩy nợ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty, đến năm 2009 khi tình hình hoạt động đi vào quỹ đạo thì mức sử dụng đòn bẩy nợ giảm xuống còn 1.167 do công ty quyết định giảm các khoản nợ vay để giảm bớt các khoản chi phí lãi vay phải trả… Tuy nhiên đến năm 2010 có sự gia tăng đòn bẩy tài chính lên 1.238 do Công ty cần một khoản vốn để bù đắp các chi phí cần thiết.

Để đạt được một mức tỷ suất sinh lợi như mong đợi Công ty nên điều chỉnh hiệu suất sử dụng tài sản tức là sử dụng tài sản có hiệu quả hơn để tạo cho Công ty một mức doanh thu cao hơn từ việc đầu tư vào tài sản. Đồng thời, tạo sự ổn định trong việc sử dụng đòn bẩy nợ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty.

Hình 6.9. Chỉ tiêu ROE của 2 công ty qua các năm

(Nguồn Báo cáo tài chính KHA và KAC)

Có thể nói rằng, ROE của KHAHOMEX có sự tăng trưởng tốt hơn so với Công ty Cổ phần Địa ốc Khang An, trong năm 2008 mức tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của CTCP XNK Khánh Hội là 17,289%, năm 2009 là 20,462%, năm 2010 là 15,351% trong khi Công ty cổ phần địa ốc Khang An chỉ đạt được 3%, năm 2009 là 12%, năm 2010 chỉ đạt được 6,7%. Như vậy, so với đối thủ cạnh tranh thì KHAHOMEX đã tạo ra được một tỷ suất sinh lợi khá cao so với lượng vốn chủ sỡ hữu đầu tư vào Công ty.

Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2011. (Đơn vị: VND)

Qua bảng số liệu ta thấy được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của CTCP XNK Khánh Hội trong 6 tháng đầu năm 2010 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2011, điều đó cho thấy lợi nhuận công ty thu được so với đồng vốn bỏ ra sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2010 công ty bỏ ra 100 đồng vốn thì thu lại được 7 đồng lãi ròng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011 công ty bỏ ra 100 đồng vốn thì chỉ thu lại được 3 đồng lãi ròng. Có thể nói tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 6 tháng đầu năm sụt giảm do công ty phải bỏ thêm vốn để đầu tư cho các dự án sắp thực hiện sẽ thu lại doanh thu vào cuối năm, các dự án xây dựng chung cư cũng như các tòa nhà cao cấp mà công ty đã ký hợp đồng với các đối tác cần duy trì một lượng vốn lớn để đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

So với Công ty Cổ phần Địa ốc Khang An thì 6 tháng đầu năm 2010 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu của Công ty là 10% cao hơn so với 7% đạt được của KHAHOMEX, tức là trong 100 đồng vốn Khang An bỏ ra thì thu lại được 10 đồng lãi ròng trong khi Khánh Hội chỉ thu về 7 đồng lãi ròng. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2011 thì tỷ suất sinh lợi của KHAHOMEX là 3% cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành là 2%, điều đó cho thấy trong thị trường ngành bất động sản thì trong nữa đầu năm 2011 tất cả các công ty đều gặp khó khăn trong việc đạt được tỷ suất sinh lời mong muốn, các công ty tập trung nguồn lực để đầu tư vào các dự án sẽ thực hiện trong năm. Tuy nhiên, KHAHOMEX vẫn đạt được một suất sinh lợi cao hơn trong tình hình chung của toàn ngành, đó là một lợi thế đối với KHAHOMEX.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty cp xuất nhập khẩu khánh hội (Trang 32 - 35)