Chỉnh sửa đoạn “Phạm vi kiểm toán” trên báo cáo kiểm toán, bao gồm trách

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 95 - 98)

nhiệm của kiểm toán viên và đổi tên thành “Trách nhiệm của kiểm toán viên”

Theo VSA 700, đoạn phạm vi kiểm toán bao gồm “công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu” (VSA 700, đoạn 18) và những công việc đã thực hiện, như:

- Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản,...) những bằng chứng kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong báo cáo tài chính;

- 78 -

- Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận); Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài chính;

- Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Tổng giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính;

- Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính. Đoạn phạm vi này thực chất mô tả trách nhiệm của kiểm toán viên, trong khi một phần trách nhiệm về việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của kiểm toán viên lại

được VSA 700 đặt trên đoạn mở đầu. Do đó, nên tách đoạn trách nhiệm từ đoạn mở đầu trên báo cáo kiểm toán, đặt chung với đoạn phạm vi này để tạo thành một đoạn mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên.

Về phạm vi của cuộc kiểm toán phải nêu lên được những công việc chủ yếu mà kiểm toán viên đã thực hiện và giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên ngoài những vấn đề mà VSA 700 đã nêu, như:

- Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính;

- Việc lựa chọn các thủ tục tùy thuộc vào phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro trọng yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên sẽ xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm

toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu trong trường hợp kiểm toán viên được yêu cầu

nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cùng với việc kiểm toán báo cáo tài chính thì sẽ bỏ đoạn kiểm toán viên xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên cũng nên được thiết lập nhằm hạn chế những mong muốn trách nhiệm của người sử dụng đối với kiểm toán viên quá rộng và

lệch ra khỏi những gì thuộc nghĩa vụ của kiểm toán viên đối với đơn vị. VSA 700 cần thiết lập thêm một câu về giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên rằng: công việc kiểm toán báo cáo tài chính không nhằm nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, đầu tư vào đơn vị có tốt hay không và liệu đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không. Vấn

đề giới hạn này nên được nêu rõ trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700. Minh họa cho phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán: “Trách nhiệm của kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa raý kiến về các báo cáo tài chính căn cứ vào

cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận). Các chuẩn mực

này yêu cầu chúng tôi tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, và lập kế hoạch và

thực hiện cuộc kiểm toán để có sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính không nhằm

nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt hay không và

đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không.

Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính. Các thủ tục được chọn lựa tùy thuộc vào sự phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro trọng

yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh giá rủi ro, chúng tôi xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêuý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Chúng tôi

cũng tiến hành đánhgiá sự thích hợp của các chính sách kế toán sử dụng và sự hợp lý

của các ước tính kế toán của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính.

Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.”

- 80 -

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 95 - 98)