Khoảng cách thông tin

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Như đã trình bày ở trên, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thể hiện sự thông báo về những phát hiện của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính cho người sử

dụng (AICPA, SAS 58, 1988). Tuy nhiên, sự thông báo này có hai chiều và tính hiệu

quả của nó phụ thuộc vào phạm vi mà người thông báo và người nhận thông báo có chia sẻ ý nghĩa của các khái niệm với nhau hay không (Ducan và Moriarty, 1988). Nếu

không có sự chia sẻ ý nghĩa, sẽ dẫn đến việc hiểu sai và bất kỳ một sự hiểu sai nào cũng dẫn đến những việc đầu tư không theo mong muốn, phân bổ nguồn lực không đúng, những tranh chấp không cần thiết, và sự mất lòng tin vào kiểm toán.

Sự khác biệt giữa những gì kiểm toán viên muốn truyền đạt và những gì mà người sử dụng báo cáo kiểm toán hiểu được gọi là khoảng cách thông tin. Do tính quan trọng của tính chính xác trong thông tin mà kiểm toán viên mang đến nên việc xác định, hiểu và bất kỳ khi nào có thể, rút ngắn khoảng cách thông tin trọng yếu giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo kiểm toán là rất quan trọng vì báo cáo kiểm toán là phương tiện cơ bản mà kiểm toán viên thông báo những phát hiện của mình đến người sử dụng và bất kỳ một khoảng cách thông tin không chủ đích nào cũng đều làm suy yếu giá trị của báo cáo kiểm toán.

- 24 -

Năm 1974, AICPA đã chỉ định Ủy ban Cohen (hay CAR) điều tra xem liệu khoảng cách thông tin có còn tồn tại ở Mỹ hay không. Nhiều nghiên cứu về khoảng cách thông tin đối với báo cáo kiểm toán dạng ngắn đã được tiến hành. Kết quả của các nghiên cứu này hầu hết chỉ ra rằng khoảng cách thông tin vẫn tồn tại (Bảng 1.1). Và CAR kết luận rằng báo cáo kiểm toán “dạng ngắn” tạo ra nhiều rắc rối trong quan hệ

trách nhiệm của Nhà quản lý và kiểm toán viên, báo cáo không phân biệt rõ ràng mục tiêu và giới hạn cơ bản của kiểm toán (ví dụ: người sử dụng đánh đồng báo cáo kiểm toán với sự đảm bảo về tài chính) và báo cáo kiểm toán sử dụng các ngôn ngữ kỹ thuật rất dễ bị giải thích sai (ví dụ: trình bày hợp lý). Do đó, CAR đã kêu gọi phải cải thiện báo cáo kiểm toán và làm mất đi các ngôn từ kỹ thuật gây nhầm lẫn. Để đáp ứng vấn đề này, ASB sau đó ban hành SAS 58 (1988), trong đó, báo cáo kiểm toán có thêm một

đoạn giải thích làm rõ quan hệ trách nhiệm của Ban giám đốc và kiểm toán viên, và đoạn phạm vi nêu ra bản chất và giới hạn của kiểm toán. Tuy nhiên, các thuật ngữ “trình bày hợp lý… phù hợp với các các quy định được chấp nhận chung” vẫn còn tồn

Bảng 1.1: Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin đối với báo cáo kiểm toán dạng ngắn Nhà nghiên cứu Khoảng cách thông tin

Khoảng cách thông tin

Libby (1979) McEnroe and Martens (2001) Low (1984) Best et al. (2001) X X X Không X Nhóm người Các nhà đầu tư và kiểm toán viên Các nhà phân tích và kiểm toán viên Người sử dụng báo cáo kiểm toán (ngân hàng và nhà đầu tư) và kiểm toán viên.

Vấn đề

Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được kiểm toán có hiệu quả, các kiểm toán viên đã thực hiện một chức năng giám sát công chúng, các báo cáo tài chính không có gian lận của quản lý và nhân viên, và không có hoạt động bất hợp pháp nào được thực hiện bởi khách hàng.

Việc phòng ngừa gian lận, đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính, và hiệu quả quản lý.

Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận, đảm bảo các hồ sơ kế toán, và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý.

- 26 -

Sau khi SAS 58 được ban hành, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục xem xét liệu khoảng cách thông tin có còn tồn tại sau khi báo cáo kiểm toán chuẩn ba đoạn được áp

dụng hay không và nếu có, làm thế nào để xóa bỏ khoảng cách này. Và kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy mặc dù báo cáo kiểm toán đã thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn nhưng khoảng cách thông tin vẫn tiếp tục tồn tại (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin đối với báo cáo kiểm toán theo SAS 58

Nhà nghiên

cứu

Khoảng cách thông tin Nhóm người Vấn đề khác biệt Cách khắc phục Bailey et al. (1983) Miller et al. (1990) Nair và Rittenberg (1987) Asare và Wright (2009) Những người sử dụng có kiến thức về kiểm toán khác nhau So sánh giữa các ngân hàng Các ngân hàng và kế toán viên công chứng Các nhà đầu tư, kiểm toán viên và những người cho vay.

Thông điệp mà báo cáo kiểm toán mang lại

Phạm vi, bản chất và giới hạn của kiểm toán

Các ngân hàng đặt nhiều trách nhiệm về báo cáo tài chính lên kiểm toán viên hơn

- Về vai trò và trách nhiệm trong chức năng kiểm toán có thể mang đến sự khác biệt trong cách giải thích về báo cáo kiểm toán (được goị là khác biệt vĩ

Những người sử dụng nên được giáo dục về thông điệp của báo cáo kiểm toán

Không đề cập Không đề cập

- Có thể thay đổi từ ngữ trên báo cáo kiểm toán để làm rõ vai trò và giới hạn của kiểm toán, và/hoặc giúp cho nghề nghiệp kiểm toán có thêm các chương trình và thông

mô) tin giáo dục cho người sử - Cách giải thích các thuật ngữ hay các khái niệm mang tính kỹ thuật trên báo cáo kiểm toán (được gọi là khác biệt vi mô)

dụng.

- Nên sửa đổi chuẩn mực để giải thích rõ một số thuật ngữ trong chuẩn mực của

báo cáo kiểm toán chứ không phải ở một chuẩn mực riêng rẽ; và nên tổ chức các chương trình giáo dục mục tiêu cho các nhóm người sử dụng đối với phần lớn các thuật ngữ còn lại. Sau SAS 58 là sự ra đời của các chuẩn mực về báo cáo kiểm toán như ISA 700, ISA 705 và ISA 706 hiện nay; tuy nhiên, nội dung

chính của các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành vẫn là báo cáo kiểm toán có ba đoạn tương tự như SAS 58. Do đó, căn cứ vào những nghiên cứu ở trên đối với SAS 58, có thể nhận thấy rằng, hiện nay,

khoảng cách thông tin vẫn tồn tại và việc tiếp tục tìm ra các giải pháp để rút ngắn khoảng cách này là rất quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho thông điệp mà báo cáo

kiểm toán định mang đến cho người sử dụng được chính xác hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w