Khảo sát về khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán của các đối tượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 72 - 85)

liên quan

2.4.1. Mục đích

Ở chương 1, ta đã thấy tồn tại khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán của các đối tượng liên quan là người sử dụng báo cáo kiểm toán và các kiểm toán viên ở các nước trên thế giới, ở phần này, người viết sẽ tiếp tục khảo sát xem liệu khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán của các đối tượng này có tồn tại ở Việt Nam hay không.

Như ta đã biết, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thể hiện sự thông báo về những phát hiện của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính cho người sử dụng. Tuy nhiên, những gì mà kiểm toán viên muốn thông báo đến cho người sử dụng thì chưa chắc người sử dụng đã hiểu được theo đúng ý định của kiểm toán viên do có khoảng cách thông tin. Do đó, người viết đã tiến hành một cuộc khảo sát nhằm:

- Đánh giá hiệu quả thông tin của báo cáo kiểm toán, xác định liệu khoảng cách thông tin có tồn tại hay không;

- Nếu có, khoảng cách thông tin tồn tại dưới hình thức nào và tồn tại ở những đối tượng nào;

- Nguyên nhân tạo ra khoảng cách thông tin.

3 Robert R. Davis, Using Disclaimers in Audit Reports-Discerning between Shades of Opinion, The CPA Journal, 2004.

2.4.2. Phương pháp thực hiện

Để tiến hành cuộc khảo sát này, người viết đã dùng phương pháp khảo sát thực

tế thông qua việc tập hợp và thống kê kết quả. Phương pháp khảo sát được xây dựng dựa trên mô hình khảo sát của Asare et al. (2009)4 (kết quả khảo sát của Asare et al. được trình bày trong phụ lục 2) có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2.4.2.1. Thành phần được khảo sát

Người viết tiến hành khảo sát đối với các đối tượng có liên quan đến báo cáo

kiểm toán, đó là: các nhà đầu tư, các nhà cho vay và các kiểm toán viên ở Việt Nam.

Với mục đích đề ra ở trên và giới hạn phạm vi của cuộc khảo sát nên người viết chỉ

chọn các đối tượng sau:

- Đối với các nhà đầu tư: người viết chọn các nhà đầu tư chứng khoán đang niêm

yết trên sàn;

- Đối với các nhà cho vay: người viết chọn một số cán bộ tín dụng làm ở các

ngân hàng khác nhau ở Việt Nam;

- Đối với các kiểm toán viên: người viết chọn một số kiểm toán viên từ Big Four

và các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam. Khảo sát tiến hành thông qua một bảng câu hỏi giống nhau về các nội

dung có

liên quan đến báo cáo kiểm toán, được gửi tới các đối tượng nêu trên.

2.4.2.2. Bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được gửi đến các nhà đầu tư, nhà cho vay và các kiểm toán viên để

tìm hiểu nhận thức của từng nhóm người đối với các thông tin trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính nhằm xác định sự tồn tại của khoảng cách thông tin ở Việt Nam và nguồn gốc của khoảng cách thông tin này. Bảng câu hỏi gồm hai phần chính (phụ lục

1):

Phần 1: Tổng quan ý nghĩa của báo cáo kiểm toán; trong đó, bao gồm các yếu tố về:

4 Stephen K. Asare và Arnold Wright, Investors’, Auditors’, and Lenders’ Understanding of The Message Conveyed By The Standard Audit Report, September 2009.

- Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán; - Mức độ tin tưởng vào báo cáo kiểm toán;

- Khả năng kiểm toán viên có thể phát hiện gian lận.

Phần 2: Về các thuật ngữ sử dụng trên báo cáo kiểm toán; trong đó, bao gồm các yếu tố về:

- Ý nghĩa của các thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán; - Mức trọng yếu trên báo cáo kiểm toán.

2.4.3. Kết quả khảo sát

Ngày 13 tháng 10 năm 2010, các bảng câu hỏi được gửi cho các nhà đầu tư chứng khoán, các cán bộ tín dụng và các kiểm toán viên tại thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 17 tháng 10 năm 2010, người viết nhận lại được 91 bảng câu hỏi, trong đó, có 32 bảng từ các nhân viên tín dụng ngân hàng, 41 bảng từ các nhà đầu tư chứng khoán và 18 bảng từ các kiểm toán viên. Tuy nhiên, chỉ có 66 bảng hợp lệ (các câu hỏi được trả lời đầy đủ và hợp lý), gồm 27 bảng của các nhân viên tín dụng, 23 bảng của các nhà đầu tư chứng khoán và 16 bảng của các kiểm toán viên. Sau khi tổng hợp 66 bảng câu hỏi, người viết đã thu được kết quả được trình bày dưới đây. Các câu hỏi định lượng được người trả lời phỏng vấn cho điểm từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý với phát biểu (điểm 5 là cao nhất).

2.4.3.1. Đối với các câu hỏi có liên quan đến tổng quan ý nghĩa của báo cáo kiểm toán

Các nhóm người tham gia đều cho rằng báo cáo kiểm toán quan trọng trong các quyết định đầu tư (3,77) và trong việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian lận trọng yếu (3,86). Họ còn cho rằng kiểm toán viên có thể phát hiện ra phần lớn gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính (3,36). Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát lại

cho rằng mức độ tin tưởng vào báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị đạt được các mục tiêu chiến lược là thấp hơn (2,82) và tin tưởng ở mức độ vừa phải rằng kiểm toán viên

- 61 -

đã làm hết trách nhiệm của mình như những gì đã nêu trong phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán (2,88). Do đó, có thể thấy rằng báo cáo kiểm toán được xem là quan trọng trong việc đánh giá rủi ro thông tin (báo cáo tài chính không có

gian lận trọng yếu) hơn là rủi ro kinh doanh (đơn vị có đạt mục tiêu chiến lược hay không). Ngoài ra, những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị được quản lý tốt và khả năng đầu tư vào đơn vị lần lượt là 3,02 và 3,00). Mặc dù vậy, mức tin tưởng nhất định (2,82 như trên đã trình bày) vào khả năng đạt được mục tiêu chiến lược cho thấy một kỳ vọng không đúng về báo cáo kiểm toán bởi vì báo cáo kiểm toán chỉ làm tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính

chứ không liên quan đến quyết định đầu tư hay quản lý tốt của đơn vị. Việc khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt hay không hay đơn vị được quản lý như thế nào là đánh giá của người sử dụng căn cứ trên báo cáo tài chính đã kiểm toán và một số thông tin có liên

quan khác, chứ trên báo cáo kiểm toán không đề cập vấn đề này.

Dường như người sử dụng đánh giá báo cáo kiểm toán quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư/cho vay hơn là kiểm toán viên. Bảng 2.5 chỉ ra rằng tỷ lệ trung bình về tầm quan trọng theo kiểm toán viên là 3,56, thấp hơn của nhân viên tín dụng 3,85 và

của nhà đầu tư 3,83. Kết quả này cho thấy kiểm toán viên có thể chưa nhận thấy hết được niềm tin của người sử dụng vào báo cáo kiểm toán.

Ngược lại, người sử dụng lại đánh giá mức độ quan trọng của báo cáo kiểm toán không có các gian lận trọng yếu và mức độ trách nhiệm mà kiểm toán viên thể hiện trong thực tế lại thấp hơn của kiểm toán viên. Trong bảng 2.5, ta thấy tỷ lệ trung binh mà kiểm toán viên cho rằng báo cáo kiểm toán quan trọng trong việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian lận trọng yếu là 4,06, cao hơn của nhân viên tín dụng và nhà đầu tư lần lượt là 3,78 và 3,83. Và đối với chỉ tiêu “Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về việc kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như những gì đã nêu trong phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán” thì tỷ lệ của kiểm toán viên là 4,00 trong khi của nhóm người sử dụng thì thấp hơn: 2,70 và 2,30 lần lượt cho

dụng vào trách nhiệm của kiểm toán viên đối với báo cáo kiểm toán ở Việt Nam chưa cao.

Bảng 2.5: Thống kê mô tả đánh giá của những người tham gia khảo sát về tổng quan ý nghĩa của báo cáo kiểm toán

Kết quả khảo sát bình quân Các yếu tố khảo sát Nhân viên tín dụng Nhà đầu tư Kiểm toán

viên

Tổng thể

Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong

n = 27 n = 23 n = 16 n = 66 các quyết định đầu tư {*}

Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian lận trọng yếu {*}

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng tồn tại và phát triển của đơn vị {**}

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị được quản lý tốt {**}

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt {**}

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị đạt được các mục tiêu chiến lược {**}

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về việc kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như những gì đã nêu trong phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán {**}

Theo bạn, Kiểm toán viên có thể phát hiện các gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính hay không? {***} 3,85185 3,82609 3,56250 3,77273 3,77778 3,82609 4,06250 3,86364 3,14815 2,82609 3,25000 3,06061 3,11111 2,86957 3,06250 3,01515 3,14815 2,52174 3,43750 3,00000 3,22222 2,39130 2,75000 2,81818 2,70370 2,30435 4,00000 2,87879 3,62963 3,13043 3,25000 3,36364

{*} Câu trả lời theo 5 mức độ từ Không quan trọng cho đến Rất quan trọng

{**} Câu trả lời theo 5 mức độ từ Không tin tưởng cho đến Rất tin tưởng

- 63 -

Nếu phân loại các khác biệt giữa các đối tượng liên quan đến báo cáo kiểm toán, ta có thể phân ra ba loại:

Loại I: Loại II: Loại III:

Nhóm những người sử dụng khác với kiểm toán viên

Một nhóm người sử dụng và kiểm toán viên khác với nhóm người sử dụng còn lại

Tất cả những nhóm người tham gia khác với nhau

Sau khi so sánh kết quả đánh giá của các nhóm người tham gia, kết quả so sánh được tập hợp theo bảng 2.6 bên dưới.

Bảng 2.6: So sánh đánh giá của những người tham gia khảo sát về tổng quan ý nghĩa của báo cáo kiểm toán

Các yếu tố khảo sát

Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong

các quyết định đầu tư/cho vay.

Đối tượng

tham gia

(1) Kiểm toán viên

Đối tượng tham gia (2) NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín Chênh lệch (1) - (2) (0,28935) (0,26359) Phân loại

Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong

Nhà đầu tư

Kiểm toán dụng NV tín dụng (0,02576) 0,28472 I việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian viên

lận trọng yếu

Nhà đầu tư Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về Kiểm toán

khả năng tồn tại và phát triển của đơn vị viên

Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín 0,23641 0,04831 0,10185 0,42391 I

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về

khả năng đơn vị được quản lý tốt Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị đạt được các mục tiêu chiến

lược

Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về

việc kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như những gì đã nêu trong phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo

kiểm toán

Theo bạn, Kiểm toán viên có thể phát hiện các gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính hay không? Nhà đầu tư Kiểm toán viên Nhà đầu tư Kiểm toán viên Nhà đầu tư Kiểm toán viên Nhà đầu tư Kiểm toán viên Nhà đầu tư Kiểm toán viên Nhà đầu tư dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng NV tín dụng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng (0,32206) II (0,04861) 0,19293 (0,24155) II 0,28935 0,91576 (0,62641) III (0,47222) 0,35870 (0,83092) III 1,29630 1,69565 (0,39936) I (0,37963) 0,11957 (0,49919) II Loại I: Loại II: Loại III:

Nhóm những người sử dụng khác với kiểm toán viên

Một nhóm người sử dụng và kiểm toán viên khác với nhóm người sử dụng còn lại Tất cả những nhóm người tham gia khác với nhau

cáo tài chính không có các có gian lận trọng yếu và về mức độ tin tưởng rằng kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như đã nêu trên báo cáo kiểm toán. Khoảng cách loại II xuất hiện trong mức độ tin tưởng của báo cáo tài chính về khả năng tồn tại và

phát triển của đơn vị, khả năng đơn vị được quản lý tốt và khả năng kiểm toán viên phát hiện được các gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính. Còn mức độ tin tưởng về khả

năng đầu tư vào đơn vị là tốt và khả năng đạt mục tiêu chiến lược của báo cáo kiểm toán thì hoàn toàn khác biệt giữa các nhóm người với nhau (loại III). Trong ba loại khoảng cách trên thì khoảng cách loại III là quan trọng nhất vì nó thể hiện một sự không nhất quán trong cách giải thích của cả ba đối tượng liên quan đến báo cáo kiểm toán về cùng một vấn đề. Điều này cho thấy đây là hậu quả của việc thiếu các hướng dẫn cần thiết trong chuẩn mực có liên quan, do đó, cần xem xét sửa đổi chuẩn mực về vấn đề này.

2.4.3.2. Đối với các câu hỏi có liên quan đến các thuật ngữ sử dụng trên báo cáo kiểm toán

Để xem xét sự hiểu biết của các đối tượng tham gia về các thuật ngữ trên trong đoạn ý phạm vi và đoạn ý kiến của báo cáo kiểm toán, người viết chú trọng vào những thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán như “sai sót trọng yếu”, “đảm bảo hợp lý”, “cơ sở chọn mẫu” trong đoạn phạm vi kiểm toán và “trình bày hợp lý” trong đoạn ý kiến. Thống kê mô tả đánh giá của những người tham gia khảo sát về các thuật ngữ sử dụng trên báo cáo kiểm toán được trình bày trong bảng 2.7 và bảng 2.8 thể hiện so sánh đánh giá của những người tham gia khảo sát về vấn đề này.

- 66 -

Bảng 2.7: Thống kê mô tả đánh giá của những người tham gia khảo sát về các thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán

Kết quả khảo sát bình quân Các yếu tố khảo sát

Thuật ngữ “trình bày hợp lý” trên báo cáo kiểm toán thể hiện các nghiệp vụ kế toán được ghi nhận

Nhân viên tín dụng

n = 27

Nhà đầu Kiểm toán Tổng thể

viên

n = 23 n = 16 n = 66

đúng về bản chất kinh tế {*}

Thuật ngữ “trình bày hợp lý” trên báo cáo kiểm toán thể hiện rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định, chuẩn mực về kế toán {*}

Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện rằng báo cáo tài chính là không có các sai sót trọng yếu {*}

Về thuật ngữ “cơ sở chọn mẫu”, bạn nghĩ kiểm toán viên thường sẽ kiểm tra bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng {**}

Kiểm toán viên NÊN chọn mẫu bằng bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng {**}

Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên THỰC TẾ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu {**}

Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên NÊN sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu {**} 3,40741 3,34783 3,68750 3,45455 3,59259 3,47826 3,87500 3,62121

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN MỰC VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 72 - 85)