3.2.3.1. Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm
Bảng 3.1: Những nhân tố môi trưởng bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ
Các nhân tố Số phiếu Kết quả (%)
A: Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009
7/10 70
B: Quan hệ thương mại Việt Hoa Kỳ 1/10 10 C: Các công cụ của nhà nước 2/10 20 D: Ý kiến khác 0/10 0
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy có 7 phiếu đánh giá nhân tố cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu của công ty chiếm 70% tổng số phiếu. Có thể thấy rằng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2009 có tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Khủng hoảng kinh tế khiến cho các chi phí đầu vào đều tăng cao, từ xăng, dầu, điện, nước cho đến các nguyên phụ liệu khác như: bao nilon, thùng carton, chỉ, keo lót đều tăng từ 5 – 15%. Trong khi đó, nguồn nguyên phụ liệu trong nước chỉ đạt 10 - 13% giá trị gia công. Gây khó khăn cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ.
Bảng 3.2: Những nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty
Các nhân tố Số phiếu Kết quả
A: Uy tín của doanh nghiệp 3/10 30 B: Nguồn nhân lực 6/10 60 C: Khả năng tài chính 1/10 10 D: Khác 0/10 0
(Nguồn: sinh viên thống kê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ là nhân tố nguồn nhân lực, với 6/10 phiếu, chiểm 60% tổng số phiếu. Với đặc thù của ngành may mặc cần nhiều lao động, May 10 có thế mạnh rất lớn về nguồn nhân lực dồi dào,tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực cả trong thiết kế và công nhân đều chưa có tay nghề cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, từ đó tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Bảng 3.3: Chất lượng nguồn nhân lực của công ty
Chất lượng Số phiếu Kết quả(%)
A: Cao 0/10 0
B: Trung bình 7/10 70
C: Thấp 3/10 30
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy, chất lượng nguồn nhân lực của công ty nhìn chung được đánh giá là trung bình và thấp. Mặc dù có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tay nghề chưa cao. Đội ngũ thiết kế cũng chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa có được những mẫu thiết kế độc đáo, chưa tạo được nét riêng cho sản phẩm.
Bảng 3.4: Hình thức nghiên cứu, khảo sát thị trường của doanh nghiệp
Hình thức Số phiếu Kết quả (%)
A: Khảo sát thực tế 0/10 0
B: Tham gia hội trợ tại nước ngoài
10/10 100
C: Mở văn phòng đại diện tại nước ngoài
0/10 0
(Nguồn: sinh viên thống kê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hình thức nghiên cứu, khảo sát thị trường mà doanh nghiệp thực hiện chủ yếu là tham gia hội trợ tại nước ngoài, chứ chưa có khảo sát th ực tế hay văn phòng đại diện ở nước ngoài. Và các hoạt động này cũng chưa được diễn ra một cách thường xuyên, chưa được công ty chú trọng
Bảng 3.5: Mức độ chất lượng sản phẩm áo sơ mi của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ Mức độ Số phiếu Kết quả (%) A: Rất tốt 0/10 0 B: Tốt 4/10 40 C: Trung bình 6/10 60 D: Yếu 0/10 0
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ được 40% chuyên gia đánh giá là tốt với 4/10 phiếu và 60% chuyên gia đánh giá là trung bình với 6/10 phiếu. Ta đã biết thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, hơn nữa hàng may mặc Hoa Kỳ nhập khẩu từ rất nhiều nước có trình độ cao và phát triển như: Pháp, Italia, Hàn Quốc,…Đó đều là những đối thủ cạnh tranh rất lớn, buộc sản phẩm áo sơ mi của công ty phải đạt chất lượng thật tốt mới có thể cạnh tranh được.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
3.2.3.2. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia
Khi được hỏi về những khó khăn mà công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, các chuyên gia cho biết: “ mẫu mã sản phẩm của công ty còn đơn điệu, chất lượng chưa thực sự cao trong khi phải tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp dệt may của Hoa Kỳ, cũng như các doanh nghiệp dệt may từ Trung Quốc, Ấn Độ,… là một khó khăn lớn đối với May 10”. Với đặc điểm của sản phẩm may mặc thì mẫu mã là một trong những điều kiện hết sức quan trọng, doanh nghiệp phải nghiên cứu phát triển mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường nhập khẩu. Trong khi Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của May 10 lại là một thị trường khó tính bởi các đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng.
Khi được hỏi về yếu tố nào quan trọng nhất quyết định đến việc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ, các chuyên gia cho biết: “ yếu tố quan trọng nhất chính là con người. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm nhân lực thiết kế và công nhân lành nghề, một sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, kết hợp với một chiến lược marketing hợp lý, hiệu quả sẽ đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp”. May 10 có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên trình độ tay nghề còn chưa thực sự cao, cần chú trọng việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế cũng như thợ may lành nghề để có thể tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi được hỏi về hình thức xuất khẩu của công ty trong thời gian sắp tới, các chuyên gia cho biết: “Trong thời gian tới công ty sẽ hướng mạnh đến việc thúc đẩy làm hàng FOB bởi vì ngoài lợi nhuận cao các nhà nhập khẩu còn muốn đặt hàng FOB do nhận được nhiều chia sẻ từ nhà sản xuất trong việc thực hiện các công đoạn thiết k ế sản phẩm, chỉ định nguyên liệu…Thị trường làm hàng FOB còn rất rộng, xu hướng làm hàng FOB là tất yếu để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt doanh nghiệp không bị đẩy vào thế phải thực hiện những đơn hàng có giá quá thấp”. Hiện May 10 cũng đã phát triển việc xuất khẩu FOB, tuy nhiên thì hình thức ở đây cũng không khác gia công là mấy, hướng phát triển sắp tới sẽ là xuất khẩu FOB mà doanh nghiệp có thể chủ động được về nguồn nguyên liệu, cũng như mẫu thiết kế.
Khi được hỏi về mẫu mã và chất lượng sản phẩm áo sơ mi của công ty, các chuyên gia cho biết: sản phẩm áo sơ mi của May 10 chưa thực sự đa dạng về mẫu mã, đa số là hàng áo sơ mi công sở theo kiểu dáng cố định, chưa có nhiều những mẫu mã có kiểu dáng đặc biệt hay sáng tạo để có thể lôi cuốn sự chú ý của người tiêu dùng
Khi được hỏi về kiến nghị với Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị thị trường Hoa Kỳ, các chuyên gia cho biết: “ Nhà nước cần phát
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
triển các vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, bên cạnh đó, cần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tìm hiểu về thị trường xuất khẩu”. Chính vì nguồn nguyên phụ liệu trong nước còn quá hạn chế, khiến cho việc chuyển sang làm hàng FOB của các doanh nghiệp may mặc cũng thực sự khó khăn