Các kiến nghị, đề xuất đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của tổng công ty may 10 công ty cổ phần sang thị trường hoa kỳ (Trang 48 - 51)

b) Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ

4.3.2. Các kiến nghị, đề xuất đối với Nhà nước

4.3.2.1. Nhà nước cần tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may

Bởi lẽ các công ty xuất nhập khẩu hàng may mặc hiện nay cần nhu cầu đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn nhằm gia tăng giá trị hàng may mặc xuất khẩu, chuyển từ hình thức gia công quốc tế sang xuất khẩu theo FOB. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn như: cho vay với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn cần đơn giản và linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vay vốn được dễ dàng.

Bên cạnh việc cho công ty vay vốn trong nước thì nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đó là biện pháp hữu hiệu kết hợp nội lực với ngoại lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển. Để làm được điều này thì chính phủ Việt Nam cần đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới. Trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần ưu tiên các công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài cho ngành dệt may.

4.3.2.2. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tương đối cao thế nhưng giá trị xuất khẩu còn thấp bởi lẽ chúng ta chỉ nhận gia công là chủ yếu. Nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài thì nhà nước cần có chính sách phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành may.

Có thể khẳng định, lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho dệt may trong nước thời gian qua đã có những bước tiến, tỷ trọng nội địa hoá trong các sản phẩm dệt may đã tăng trong năm 2009. Theo số liệu ước tính của các chuyên gia thì đến nay nguyên liệu trong nước như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp đáp ứng được 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu 70%...Mặc dù vậy, trên thực tế bài toán về nguyên phụ liệu đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn là một vấn đề thời sự cấp bách phải giải quyết để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Bởi lẽ tình hình nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may của nước ta hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, một số nguyên phụ liệu trong nước đã sản xuất được nhưng giá thành lại không thấp hơn sản phẩm nhập khẩu mà chất lượng lại không ổn định. Do đó các doanh nghiệp may vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu là chủ yếu. Tại Tổng công ty May 10 hầu hết các nguyên phụ liệu chính đều nhập khẩu từ công ty khác do phía đối tác chỉ định.

Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên khi công ty chuyển sang làm FOB thì nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước là khá lớn. Do đó chính phủ cần khuyến khích đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu, giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên ph ụ liệu sản xuất trong nước (chính sách thuế, quy định về hàm lượng nội địa của sản phẩm, thưởng xuất khẩu…) để nhằm mục đích tăng tỷ lệ nội địa hoá hàng may mặc xuất khẩu, phát triển ngành dệt tương xứng với sự phát triển của ngành may.

4.3.2.3. Nhà nước cần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may tìm hiểu về thị trường nhập khẩu

Trước hết nhà nước cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về những thị trường nhập khẩu chính, thị trường tiềm năng. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra bạn bè quốc tế. Cần nâng cao vai trò của cục xúc tiến thương mại Việt Nam, tổ chức nhiều hội chợ - triển lãm tại Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế và giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ - triễn lãm tại nước ngoài.

Thứ hai, nhà nước cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về luật pháp quốc tế và không ngừng nâng cao bồi dưỡng đội ngũ nhân viên pháp luật am hiểu luật quốc tế, đặc biệt là luật bán phá giá nhằm giúp các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam tránh khỏi các vụ kiện tại các thị trường nhất định (đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ).

Thứ ba, nhà nước cũng cần cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, về thông tin tỷ giá hối đoái để trợ giúp công ty trong viêc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ÁO SƠ MI CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 –

CÔNG TY CỔ PHẦN SANG THỊ TRƯ ỜNG HOA KỲ ...1

1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ...1

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu ...2

1.3.Các mục tiêu nghiên cứu ...3

1.4.Phạm vi nghiên cứu ...3

1.5.Kết cấu luận văn tốt nghiệp...3

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC...4

2.1 Khái niệm cơ bản về xuất khẩu hàng hóa ...4

2.1.1. Khái niệm xuất khẩu ...4

2.1.2. Khái niệm thị trường xuất khẩ u ...4

2.2 Một số lý thuyết về xuất khẩu ...4

2.2.1 Vai trò của xuất khẩu ...4

2.2.2. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng may mặc...7

2.2.3. Các hình thức xuất khẩu...7

2.3.Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước ...

... 14

2.4. Phân định nội dung nghiên cứu... 15

2.4.2. Chủ động nguồn nguyên phụ liệu ... 16

2.4.3. Chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp ... 16

2.4.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ... 16

2.4.5. Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ ... 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ... 18

3.1 Phương pháp nghiên cứu ... 18

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu... 18

3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ... 19

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần ... 19

Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp

3.2.2 Đánh giá các môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu của Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần sang thị trường Hoa Kỳ... 23

3.2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp ... 25

3.2.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp ... 29

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ÁO SƠ MI CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 – CÔNG TY CỔ PHẦN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ... 36

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động xuất khẩu áo sơ mi tại Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần ... 36

4.1.1. Những thành công đã đạt được ... 36

4.1.2. Những tồn tại ... 37

4.1.3. Nguyên nhân c ủa những tồn tại ... 37

4.2. Dự báo về xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam và phương hướng kinh doanh của Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần giai đoạn 2015 – 2020... 39

4.2.1. Dự báo xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam ... 39

a) Quy hoạch sản phẩm chiến lược ... 40

b) Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ ... 41

4.2.2. Dự báo xu hướng xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới ... 42

4.3. Các đề xuất, kiến nghị giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Hoa Kỳ ... 43

4.3.1. Giải pháp đối với công ty ... 43

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của tổng công ty may 10 công ty cổ phần sang thị trường hoa kỳ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)