3.2.4.1. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường
3.2.4.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của May 10 tại thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường lớn với nhiều tầng lớp dân cư và thị hiếu rất khác nhau. Đây là quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, với mẫu mã đa dạng và những hợp đồng có giá trị lớn. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Thị phần của Việt Nam về dệt may tại thị trường Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2008, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nhà cung ứng hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6.1 tỷ USD, năm 2009 là 9.07 tỷ USD và năm 2010 là 11.2 tỷ USD. Đóng góp vào những kết quả đó không thế không kể đến công ty May 10.
Bảng 3.6: So sánh doanh thu xuất khẩu của May 10 sang thị trường Hoa Kỳ và EU Đơn vị
(triệu USD)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hoa Kỳ 6.26 10 12.83 EU 8.05 8.8 16.37 Tổng doanh thu 14.31 18.8 29.2 ( Nguồn: Phòng thị trường) 0 5 10 15 20 25 30
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu Hoa Kỳ
EU
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy doanh thu xuất khẩu hàng may mặc của May 10 vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng trong 3 năm, năm 2008 đạt 6.2 triệu USD chiếm 43.3% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2009 đạt 10 triệu USD chiếm 53.2% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2010 tăng nhẹ, đạt 12.83 triệu USD đạt 44% tổng doanh thu xuất khẩu. Mặc dù doanh thu xuất khẩu hàng may mặc của May 10 sang thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với doanh thu xuất khẩu sang thị trường EU, trong khi công ty hoàn toàn có đủ tiềm năng để tăng doanh thu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Do đó, công ty cần phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ
3.2.4.1.2. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần
Thời gian qua, May 10 đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và phát triển thị trường. Do chưa có văn phòng đại điện ở nước ngoài nên May 10 thường xuyên tìm kiếm thông tin về thị trường may mặc thế giới qua Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ttham tán thương mại, các thương vụ của Đại sứ quán, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hay các website,…. Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít ỏi thì mối quan hệ giữa May 10 với các bộ phận chức năng trên là cách có hiệu quả nhất để nắm bắt thông tin thị trường.
Bên cạnh đó, May 10 đã tổ chức được một số đoàn khảo sát tại các thị trường tiềm năng như Hà Lan, Nga và các nước Đông Âu. Thông qua những hoạt động xúc tiến trong chuyến công tác của đoàn, May 10 có được những thông tin mới nhất về chính sách thương mại, đầu tư, thủ tục hải quan,… cũng như có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Những kết quả ban đầu trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu để đáp ứng và mở rộng thị trường của May 10 thời gian qua là những cố gắng đáng ghi nhận. Song, nhìn chung, còn hạn chế và non kém về nhiều mặt, nhiều lúc còn bị xem nhẹ và chưa được quan tâm. Do đó, chưa có kế hoạch, biện pháp đầu tư cần thiết nên đã hạn chế rất nhiều cho sự phát triển cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
Do hoạt động tiếp thị còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết thị trường còn non kém nên nhiều khi phải chịu nhiều thua thiệt và bất bình đẳng trong quan hệ thương mại với các bạn hàng nước ngoài. Các đơn đặt hàng vừa qua đều phần lớn là do khách hàng vào Việt Nam, tiếp cận và ký hợp đồng. Công ty mới chỉ dừng lại ở bị động phục vụ thị trường chứ chưa chủ động tìm đến thị trường để thích ứng và làm chủ thị trường. Công ty còn thiếu nhạy bén, thiếu cán bộ marketing giỏi nên việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin còn hạn chế. Mặt khác cũng phải kể đến trách nhiệm của các cơ
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
quan chức năng trong việc tổ chức cung cấp thông tin.
Việc nghiên cứu thị trường quốc tế để tiến tới phương thức “mua đứt bán đoạn” của May 10 còn quá ít. Bán hàng nhưng không tiếp cận thực sự được với khách hàng nên phần lớn đơn hàng xuất khẩu vẫn là hàng gia công, chứ không phải “mua đứt, bán đoạn”. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ còn gặp nhiều khó khăn.
May 10 hiện không có bộ phận chức năng chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, vai trò của công tác này còn lu mờ, chung chung, phần lớn tập trung ở phòng xuất nhập khẩu, chứ không có sự phân công hay chức danh riêng. Kinh phí đầu tư vật chất cũng như xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cho công tác nghiên cứu thị trường còn quá ít.
3.2.4.2. Thực trạng nguyên phụ liệu của Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần
Với quy mô Tổng công ty, hàng năm, May 10 tiêu thụ một lượng vải rất lớn, chủ yếu là TC (tetoron hay polyester pha bông), cotton 100%, polyester 10%, nỉ, thun,…Tuy nhiên, để thực hiện các hợp đồng, May 10 hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài bởi có đến 70% nguyện phụ liệu phải nhập khẩu. Nhu cầu về nguyên phụ liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất của May 10 bao gồm: vải chính, vải lót, băng dây, dựng, đệm vai, cúc, nhãn chính, mắc treo, túi PE,… với kim ngạch nhập liên tục tăng qua các năm
Tên nguyên phụ liệu
Đơn vị (triệu)
Số lượng nguyên liệu nhập qua các năm
2008 2009 2010 Vải chính m 18.340 22.900 24.780 Vải lót m 15.450 18.000 19.290 Băng dây m 900 1.100 1.200 Dựng m 5.500 6.000 7.050 Đệm vai đôi 12.240 14.560 15.300 Cúc Chiếc 12.200 14.000 15.300 Nhãn chính Chiếc 14.000 14.100 15.600 Mắc treo Chiếc 14.000 14.120 15.600 Túi PE Chiếc 13.900 14.500 15.300
Hiện nay, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, nhưng do yêu cầu thành phẩm của
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
đối tác nước ngoài cao, đa dạng, nguyên phụ liệu nội địa chưa đáp ứng được. Việc chủ động nguồn bông xơ, sợi còn nhiều hạn chế. Sản lượng lẫn diện tích trồng bông quá thấp, dao động khoảng 5.000 tấn/năm, trong khi tổng nhu cầu bông toàn ngành lại quá lớn, lên đến gần 300.000 tấn/năm. Đối với xơ và sợi tổng hợp, cả nước tự sản xuất được 150.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước. Phần lớn nguyên phụ liệu vẫn phải nhập từ các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Ấn Độ.
Có một số nguyên liệu khác trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu ít nhất 5%, kèm theo đó là nguồn cung cấp lẫn chất lượng không ổn định. Ví dụ như vải sản xuất trong nước: màu vải không đồng đều, mẫu mã chủng loại ít, mặt hàng đơn điệu, giá chưa đủ sức cạnh tranh, khả năng cung ứng kịp thời còn rất hạn chế.
3.2.4.3. Thực trạng phương thức kinh doanh của Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần
Là một trong những công ty may mặc lớn nhất Việt Nam, May 10 đã có đóng góp rất nhiều vào những thành quả mà ngành dệt may thu được. Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7: Kết quả kinh doanh của May 10 từ 2008 -2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu(triệu USD) 29.2 30.9 32.6
Lợi nhuận sau thuế (triệu USD)
0.44 0.46 0.61
Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu (%)
1.51 1.48 1.87
Những con số trên đã minh chứng cho khả năng của May 10 vươn lên để tự khẳng định mình, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Điều đáng nói hơn là năm 2009, mặc dù là một năm đặc biệt khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao đao thì May 10 vẫn là một trong ít doanh nghiệp làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt
0.46 triệu USD, tăng hơn 0.02 triệu USD so với năm 2008. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, trên thực tế, số ngoại tệ May 10 thực sự thu về là rất ít, hiệu quả kinh tế thấp, lợi nhuận ròng không đáng kể. Năm 2008 May 10 chỉ thu được 5.17 triệu USD tức là khoảng 1.51% tổng doanh thu. Năm 2009 thu được 4.8 triệu USD chiếm 1.48% tổng doanh thu. Năm 2010 thu được 5.74 triệu USD chiếm 1.87% tổng doanh thu.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
Nguyên nhân là do phương thức kinh doanh chính của May 10 hiện nay vẫn là làm gia công cho các thương nhân nước ngoài, thực chất là làm thuê với giá rẻ. Trị giá gia công chiếm tới trên 70% giá trị tổng sản lượng của cả công ty, hình thức mua đứt bán đoạn chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 3.8: Giá trị xuất khẩu của công ty phân theo hình thức xuất khẩu ( Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2008 2009 2010
Giá trị xuất khẩu 20.108.823 25.177.769 30.396.450 Giá trị theo gia công 14.318.954 18.824.684 25.574.623
Giá trị theo FOB 5.789.869 6.353.085 7.821.827
% theo gia công 71 75 77
% theo FOB 29 25 23
(Nguồn: phòng thị trường)
Tính chất gia công, thực chất là lấy công làm lãi nên hiệu quả thu về rất thấp. Khách hàng nước ngoài, khi gia công hàng may mặc tại May 10, cung cấp từ kiểu mốt đến toàn bộ các nguyên phụ liệu, còn May 10 chỉ thu được tiền công và một số ít tiền bao bì. Cho nên dù giá trị sản lượng rất lớn nhưng phần thu được của May 10 cũng chẳng đáng là bao.
Do làm gia công nên công việc luôn bị động, lúc có, lúc không, các sản phẩm không được mang nhãn mác của May 10 hay của Việt Nam, do đó không tạo được sự quen biết đối với khách hàng cũng như uy tín cho sản phẩm.
Tình hình trên đặt ra một yêu cầu bức xúc đối với May 10 hiện nay là phải nhanh chóng thoát khỏi tình trạng gia công làm thuê, chuyển sang phương thức mua đứt bán đoạn.
3.2.4.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty gồm có: Áo sơ mi, vest, quần và áo Jacket. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu các mặt hàng này
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
Bảng 3.9. Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty
Đơn vị: Sản Phẩm
STT Tên sản phẩm
Số lượng xuất khẩu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Áo sơ mi 986.874 42.7 1.526.435 51.9 1.317.400 42.9 2 Vest 465.552 20.2 463.273 19.8 992.818 27.8 3 Quần 325.124 14.1 299.565 13.2 691.955 19.4 4 Jacket 529.953 23 447.679 14.7 572.349 15.9 5 Tổng 2.307.503 100 2.936.952 100 3.574.522 100 (Nguồn: Phòng thị trường)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng xuất khẩu lớn nhất thuộc về mặt hàng áo sơ mi, năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên số lượng các mặt hàng đều có xu hướng giảm nhẹ, áo sơ mi vẫn chiếm số lượng xuất khẩu lớn nhất. Có thể thấy rằng mặt hàng áo sơ mi là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đến năm 2010, số lượng xuất khẩu áo sơ mi có tăng nhưng chỉ ở mức độ thấp. Do đó, cần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đề làm được điều đó, công ty cần có đội ngũ thiết kế có trình độ, sáng tạo cùng với đội ngũ công nhân tay nghề cao, để tạo ra những mẫu mã áo sơ mi đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
3.2.4.5. Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ
May 10 đã có các hoạt động xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bước đầu hoàn thành việc thống nhất hình ảnh thương hiệu thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu: Biển, bảng, pano, khẩu hiệu, hình ảnh…
Xây dưng thương hiệu May 10 gắn với trách nhiệm xã hội, tạo hiệu ứng tốt đối với khách hàng trong và ngoài nước như:
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
- Tài trợ quỹ học bổng “ Vừ A Dính”, chương trình “Vầng trăng cổ tích” hay các quỹ nhi đồng…
- Ủng hộ đồng bào lũ lụt tỉnh Quảng Ngãi.
- Triển khai thực hiện chơng trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ Quốc”
- Cung cấp các hình ảnh, bài viết PR cho các báo chuyên ngành.
- Thực hiện các chương trình PR trên một số đài VTV1, VTV4, VTC8…
Tuy nhiên thì đây mới chỉ là những hoạt động xúc tiến tại thị trường nội địa. Doanh nghiệp cũng đã triển khai các hoạt động như tham gia triển lãm quốc tế, tuy nhiên mới dừng lại ở mức rải rác, không thường xuyên và chưa thực sự được chú trọng. Trong tương lai cần thúc đẩy hơn nữa những hoạt động quảng bá trên thị trường Hoa Kỳ để người tiêu dùng có thể biết đến tên tuổi của May 10 chứ không phải dưới một nhãn hiệu nổi tiếng khác.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ÁO SƠ MI CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 –
CÔNG TY CỔ PHẦN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động xuất khẩu áo sơ mi tại Tổng công ty May 10 – công ty cổ phần