* Quan điểm phát triển
a) Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả.
b) Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành.
c) Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn.
d) Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành Dệt may Việt Nam.
đ) Phát triển Dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm.
e) Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
g) Phát triển ngành Dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.
h) Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam.
* Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
b) Mục tiêu cụ thể
Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 18.000 25.000
2. Sử dụng lao động 1000ng 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông, xơ 1000 tấn 40 60 - Xơ , sợi tổng hợp 1000 tấn 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 500 650 - Vải các loại Tr. M2 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr. sp 2.850 4.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 60 70
(Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam)
- Giai đoạn 2011 đến 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015.
- Giai đoạn 2016 đến 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
*Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch a) Quy hoạch sản phẩm chiến lược
- Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng v ải đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng. Đầu tư sản xuất vải phải lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ.
- Tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị trường. Các doanh nghiệp may cần đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận nguyên liệu giao thành phẩm sang mua đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
b) Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ
Quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính:
- Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng
Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyeste công suất 160.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).
- Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ dệt may và các nhà máy may các sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao. Di dời các cơ sở nhuộm, hoàn tất tại Thành phố Hồ Chí Minh về Khu công nghiệp Long An và các tỉnh lân cận. Đây là khu vực đã phát triển nóng về dệt may trong những năm qua, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về lao động nên không khuyến khích đầu tư mới vào khu vực này để tránh sức ép về lao động.
- Khu vực III: Vùng duyên hải Trung bộ
Lấy Thành phố Đà Nẵng làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một số Khu công nghiệp dệt nhuộm - hoàn tất tại Hoà Khánh (Đà Nẵng), Quảng Trị.
- Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long
Lấy Thành phố Cần Thơ làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Trà Vinh.
- Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ
Quy hoạch theo hướng bố trí một khu công nghiệp dệt tại Phú Thọ, các nhà máy may bố trí ở các tỉnh. Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm ở Sơn La, Điện Biên.
- Khu vực VI: Vùng Bắc Trung bộ
Quy hoạch theo hướng bố trí các doanh nghiệp dệt may theo trục quốc lộ 1 với một số cụm, điểm công nghiệp tại Bỉm Sơn (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế). Hình thành ba khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Diễn Châu (Nghệ An), Hà Tĩnh, Quảng Trị trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
- Khu vực VII: Vùng Tây nguyên
Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoá các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông... gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.
Công ty cổ phần Tổng công ty May 10 là một thành viên thuộc tổng công ty d ệt may Việt Nam. Do đó việc dự báo xu hướng xuất khẩu của công ty có mối quan hệ mật thiết với xu hướng xuất khẩu của toàn ngành nói chung cũng như của tập đoàn d ệt may nói riêng. Tuy nhiên là một công ty kinh doanh nên Tổng công ty May 10 có những chiến lược và mục tiêu xuất khẩu riêng.
4.2.2. Dự báo xu hướng xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới Hoa Kỳ trong thời gian tới
4.2.2.1. Những cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ
* Cơ hội:
- Xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức APEC, AFTA, WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta nói chung và ngành may mặc xuất khẩu của công ty có điều kiện giao lưu hội nhập với ngành may mặc trong khu vực và trên thế giới đồng thời cạnh tranh sẽ công bằng hơn.
- Các chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế cùng những cải cách mạnh mẽ về chính sách ngoại thương đã và đang tạo thời cơ cho công ty tham gia vào thị trường quốc tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Tổng công ty May 10 cũng giống như các công ty may mặc khác của Việt Nam có lợi thế về chi phí lao động thấp, nền chính trị quốc gia ổn định thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.
* Khó khăn:
- Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với công ty nước ngoài.
- Khó khăn bên trong công ty như: sức cạnh tranh chưa cao, mẫu mã đơn điệu, năng lực quản lý còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu về xuất nhập khẩu…
4.2.2.2. Chiến lược xuất khẩu của công ty
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. Cụ thể là: Tăng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 30 triệu USD. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ bằng cách tăng giá trị hàng FOB, công ty tìm biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng từ Hoa Kỳ. Công ty đang triển khai xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như: khoá kéo, cúc nhựa, nhãn mác, băng chun... Đồng thời công ty sẽ có kế hoạch đầu tư thêm máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo chất lượng hàng xuất sang Hoa Kỳ đạt yêu cầu về chất lượng. Công ty cũng sẽ tập trung sản xuất vào các mặt hàng mũi nhọn như: váy, áo jacket, quần và áo sơ mi…Hơn nữa công ty dự định thành lập thêm các văn phòng đại diện, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hoa Kỳ.
4.3. Các đề xuất, kiến nghị giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Hoa Kỳ hàng may mặc của công ty sang thị trường Hoa Kỳ
4.3.1. Giải pháp đối với công ty
4.3.1.1. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp
Đây là giải pháp không chỉ riêng với Tổng công ty May 10 mà còn áp dụng đối với toàn ngành may mặc của Việt nam trong thời gian tới. Bởi lẽ hàng dệt may Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (năm 2009) nhưng so với nhiều nước châu Á khác thì tốc độ tăng trưởng hàng dệt may của Việt nam vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20-30% do hàng gia công nhiều (trong khi đó Trung Quốc là 80% và Indonexia là 48%).
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cho ta thấy hình thức xuất khẩu theo FOB của Tổng công ty May 10 đã đạt tới 80% trong năm 2010. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn chưa cao vì doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc quá lớn vào mẫu thiết kế cũng như nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Giải pháp đặt ra là công ty phải đào tạo được đội ngũ thiết kế có năng lực, kết hợp với nguồn lao động công nhân có tay nghề cao, công ty phải chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, mới có thể tăng cao giá trị xuất khẩu.
4.3.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Như chúng ta biết Hoa Kỳ là một thị trường khó tính. Chất lượng sản phẩm luôn được người tiêu dùng Hoa Kỳ coi trọng. Cạnh tranh về giá không còn là yếu tố quan trọng nhất. Do đó công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tìm kiếm nhà cung ứng nguyên phụ liệu ổn định, đúng hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu tránh xuống phẩm cấp. Cần chú ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh, dễ hỏng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật do bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, bao bì, đóng gói. Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
- Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã: đây là việc làm vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nó có vai trò quan trọng trong việc chuyển từ hình thức nhận gia công sang xuất khẩu trực tiếp. Như ta biết, sản phẩm may mặc là mặt hàng mang tính mốt rất cao. Mẫu mã là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của công ty. Vì vậy công ty cần xây dựng hệ thống nghiên cứu mẫu mốt có quy mô lớn, khuyến khích cán bộ tạo mẫu phát huy sáng kiến và trình độ, liên kết ch ặt chẽ với các công ty may khác, đặc biệt là viện mẫu thời trang Việt Nam (Fadin) để thiết kế các mẫu mã sản phẩm, các mốt mới bắt kịp với nhu cầu người tiêu dùng.
- Thiết kế những mẫu áo sơ mi mang đậm bản sắc văn hoa của người Việt Nam bằng cách sử dụng nguyên liệu vải truyền thống như lụa Hà Đông, hoặc thổ cẩm.
4.3.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường là một việc làm vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng thành công hay thất bại của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, củng cố phòng thị trường. Hiện nay, phòng thị truờng của công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả, phần lớn cán bộ nhân viên của phòng này mới chỉ thực hiện công tác xây dựng k ế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu.
Trong thời gian tới công ty cần điều chỉnh và tổ chức lại phòng thị trường, nên bổ sung thêm phòng chuyên nghiên cứu về thị trường và phòng xuất nhập khẩu. Cần chuyên môn hoá từng công việc cụ thể, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu ngay từ khâu tìm kiếm thị trường và đối tác làm ăn đến khẩu tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ nghiên cứu thị trường là công việc đặc biệt đối với mặt hàng may mặc do đặc
Vũ Phương Anh – K43E4 Luận văn tốt nghiệp
điểm của mặt hàng này là nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang.
Đối với Tổng công ty May 10 thì đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường càng trở lên quan trọng vì thị trường xuất khẩu của công ty là lớn (trên 40 quốc gia), khả năng mở rộng thị trường vẫn còn cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Để hoạt động nghiên cứu thị trường thành công thì cần phải tìm hiểu những thông tin về luật pháp, văn hoá xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng. Nắm được những thông tin về thị trường thì mới đưa ra được những chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp.
Với thị trường Hoa Kỳ công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng bởi lẽ đây là một thị trường rất đa dạng và phức tạp. Nước Hoa Kỳ là nơi tập trung nhiều người thuộc nhiều châu lục, nhiều dân tộc khác nhau với sự đa dạng về màu da, tôn giáo… những người di cư đến đây cũng mang theo phong tục tập quán riêng của họ, điều này kéo theo sự