Các hoạt động doanh nghiệp đã làm để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may chiến thắng sang thị trường mỹ (Trang 30 - 32)

trường Mỹ 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Các hoạt động doanh nghiệp đã làm để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

thì may Chiến Thắng còn là đối tác lâu năm của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ. Mặc dù vậy thì sức cạnh tranh của công ty trên thị trường này còn nhiều hạn chế. Trong đó năng lực thiết kế và chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo được yêu cầu của thị trường. Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì có tới 60% ý kiến cho rằng năng lực thiết kế của công ty còn yếu, chất lượng sản phẩm thì không sánh bằng các công ty may có thương hiệu lớn như Việt Tiến, gấm Thái Tuấn, May 10…

3.3.3. Các hoạt động doanh nghiệp đã làm để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Mỹ.

* Đầu tư vào công nghệ: Nhận thấy được tầm quan trọng của viêc ứng dụng công nghệ vào sản xuất may Chiến Thắng đã chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm. Chiến Thắng là công ty may mặc đầu tiên của Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư và đi đúng hướng nhập khẩu những thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản như hệ thống máy thêu và hệ thống thiết kế theo chương trình của hàng TAZIMA Nhật Bản. Hệ thống máy may tự động của hãng JUKI, BROTHER. Chính từ việc nhận thức và tầm nhìn chiến lược phải đưa thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự động thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu vào sản xuất mới có thể đưa năng suất lao động lên cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm mà năng suất lao động của công ty đã tăng lên đáng kể . Theo kết quả phỏng vấn thì chị Phương Anh - trưởng phòng kế hoạch thị trường cho biết: “trong những năm gần đây công ty luôn chú trọng đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến cải tiến, áp dụng thao tác tiên tiến, tác phong công nghiệp, đưa việc sử dụng cữ gá lắp thành nền nếp để không ngừng tăng năng suất lao động”. Song song với việc chú trọng đầu tư vào công nghệ thì Chiến Thắng cũng từng bước mở rộng quy mô sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể là công ty đã đầu tư 5 tỷ đồng vào dự án Mỗ Lao, góp 435 triệu đồng vào công ty Đức Việt. Củng cố và mở rộng may Thái Nguyên, may Bắc Kạn, tập trung lo đủ việc làm, ưu tiên đơn hàng sản xuất đơn giản và lớn.

* Các chính sách Marketing: Bộ phận Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các công ty kinh doanh quốc tế. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đến sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Vì vậy mà đầu tư cho phòng Marketing rất được nhiều doanh nghiệp coi trọng. Tuy nhiên chính sách Marketing của may Chiến Thắng vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Công ty vẫn chưa có phòng chuyên nghiên cứu Marketing mà công tác marketing vẫn do phòng Kế hoạch- thị trường đảm nhiệm. Đây là điểm yếu mà doanh nghiệp nên khắc phục trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

+ Chính sách giá: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì có tới 60% ý kiến cho rằng giá xuất khẩu của công ty sang Mỹ là thấp, 30% ý kiến cho là trung bình còn 10% cho là rất thấp. Qua đó ta thấy chính sách về giá của công ty chưa được chú trọng đúng mức, hiệu quả đem lại là chưa cao. Công ty chỉ ký hợp đồng khi phía đối tác yêu cầu nên nhiều khi vì có được hợp đồng mà doanh nghiệp bất chấp ký với mức giá thấp nhằm có được việc làm cho người lao động.

+ Chính sách sản phẩm: Trong giai đoạn hiện nay, giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì chính sách sản phẩm của công ty rất được coi trọng. May Chiến Thắng luôn chú trọng nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm với phương châm: “chất lượng là niềm tự hào của cán bộ công nhân may Chiến Thắng”. Vì vậy mà công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001-2000, SA 8000. Theo kết quả phỏng vấn thì chị Minh- trưởng phòng kinh doanh cho biết hiện nay công ty đang chuyển hướng kinh doanh đa ngành nghề sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng và thị trường tiêu thụ nhằm từng bước xây dựng may Chiến Thắng thành một tập đoàn lớn mạnh. Trong những năm tới bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu thì công ty sẽ chú trọng củng cố và phát triển thị trường nội địa với những sản phẩm thời trang nữ.

+ Chính sách phân phối: Phân phối là một biến số trong Marketing-mix. Hoạt động phân phối sản phẩm của công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Bởi lẽ hình thức xuất khẩu chính của Chiến Thắng là nhận gia công. Do đó công ty chỉ việc giao hàng theo điều kiện ký kết hợp đồng với đối tác.

+ Chính sách xúc tiến: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì chính sách xúc tiến thương mại quốc tế phải được coi trọng đặc biệt. Thế nhưng công ty vẫn

chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Xúc tiến quảng bá sản phẩm của công ty mới chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia là chủ yếu. Trong năm 2009 công ty đã chú trọng hơn đến công tác này nên đã quan tâm đến các chính sách thương mại quốc tế như: tham gia hội chợ thời trang trong nước và quốc tế, chủ động cử cán bộ ra nước ngoài để nắm bắt thông tin tiếp cận với thị trường Mỹ. Nâng cao chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt là công ty đang có ý tưởng thành lập thêm văn phòng đại diện tại Mỹ. Nếu làm được điều này thì chắc chắn thương hiệu của công ty sẽ ngày một nâng cao và nhanh chóng được người tiêu dùng Mỹ biết đến. Tuy nhiên đầu tư cho hoạt động xúc tiến của công ty còn rất nhỏ so với các công ty khác như Việt Tiến, may 10…Do đó mà sức cạnh tranh tại Mỹ của công ty còn thấp, hiệu quả xuất khẩu chưa cao.

* Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Công ty đã tập trung đi sâu vào công tác tổ chức quản lý để khai thác tài năng, năng lực, sở trường của mọi người. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn được công ty quan tâm, với nhận thức con người là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho công ty. Mặt khác công ty luôn quan tâm tạo mọi điều kiện đảm bảo về đời sống vật chất – tinh thần, đảm bảo các quyền lợi, chế độ quy định của Nhà nước cho người lao động như: khám chữa bệnh định kỳ, điều trị bệnh mỗi năm chi gần 200 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động như tổ chức nghỉ mát, sinh nhật, trợ cấp khó khăn, tổ chức nấu ăn sáng, ăn trưa cho toàn công nhân miễn ph í. Tuy nhiên thu nhập bình quân tại công ty vẫn chưa cao so với các công ty khác, chỉ đạt 2.200.000 đồng/ người/ tháng. Do đó công ty còn thiếu đội ngũ công nhân tay nghề cao và đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với sự phát triển của ngành dệt may xuất khẩu trong thời gian tới. Vì vậy mà công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may chiến thắng sang thị trường mỹ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)