Hình thức xuất khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may chiến thắng sang thị trường mỹ (Trang 32 - 34)

trường Mỹ 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.3.4. Hình thức xuất khẩu của công ty.

Hiện nay công ty áp dụng hai hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc chính đó là: gia công và xuất khẩu trực tiếp. Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì có tới 90% ý kiến trả lời gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu sang Mỹ đem lại doanh

thu cao nhất. Bảng dưới đây là kết quả tổng hợp số liệu thứ cấp. Nó sẽ phản ánh được các hình thức xuất khẩu của công ty.

Bảng 3.1. Giá trị xuất khẩu của công ty phân theo hình thức xuất khẩu (Đơn vị: 1000 USD)

Năm 2007 2008 2009

Giá trị xuất khẩu 14.326 17.441 17.544

Giá trị theo FOB 2.005 2.985 3.509

Giá trị theo gia công 12.321 14.456 14.035

% theo FOB 14 17,1 20

% theo gia công 86 82,9 80

(Nguồn: phòng kế hoạch thị trường)

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ hình thức xuất khẩu theo FOB của doanh nghiệp còn thấp. Năm 2007 chỉ đạt 14% giá trị hàng xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng gia tăng. Cụ thể là năm 2008 đạt 17,1%, cho đến năm 2009 vẫn tiếp tục tăng lên tới 20%. Mặc dù vậy thì giá trị xuất khẩu theo FOB vẫn còn rất thấp so với tiềm lực tài chính của công ty. Tỷ lệ chuyển từ hình thức gia công sang xuất khẩu theo FOB còn rất chậm.

Cũng qua bảng số liệu ta thấy giá trị xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công ngày càng có xu hướng giảm. Tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2009 vẫn chiếm tỷ lên 80% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là một trong những hạn chế tại may Chiến Thắng. Vì nhược điểm lớn nhất của hình thức gia công quốc tế là giá trị hàng xuất khẩu rất nhỏ. Theo kết quả điều tra phỏng vấn, chị Trần Thị Phương Anh – trưởng phòng kế hoạch thị trường cho biết giá một chiếc quần tại nước ngoài lên tới 45 USD, trong khi đó họ chỉ phải trả phí gia công cho công ty là 15000 VND. Chính vì lý

do này mà Chiến Thắng đang có xu hướng chuyển dần từ hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp. Dưới đây em xin trình bày rõ hơn về hai hình thức xuất khẩu này:

* Hoạt động gia công hàng may mặc: Đây là phương thức chủ yếu của công ty khi xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 80% hợp đồng xuất khẩu). Thực hiện theo phương thức gia công, đối tác Mỹ cung cấp về kiểu mốt, tài liệu kỹ thuật, các nguyên vật liệu chính…công ty chỉ việc sản xuất hàng theo mẫu sẵn có và nhận được phí gia công. Ở hình thức xuất khẩu này có nhiều hạn chế: người tiêu dùng tại thị trường Mỹ không hề biết đến tên của nhà sản xuất. Do đó không gia tăng được thương hiệu của công ty. Mặt khác, bên phía Mỹ luôn chủ động và tranh thủ phí gia công rẻ ở công ty, đẩy công ty vào tình thế bị động, hiệu quả kinh doanh không cao. Tuy nhiên hình thức này cũng có ưu điểm lớn là: công ty không phải lo đầu vào và đầu ra, không phải xây dựng bản thiết kế sản phẩm, hợp đồng gia công thường ký trong thời gian dài, công ty đảm bảo được việc làm cho công nhân…

* Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (hàng FOB hay hàng bán đứt) là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức này của công ty chỉ chiếm khoảng 20% giá trị đơn hàng xuất khẩu. Do đó tỷ suất lợi nhuận thu về thấp.

Xuất khẩu FOB có lợi ích là giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới công ty đang có xu hướng chuyển từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp bởi vì ngoài lợi nhuận cao các nhà nhập khẩu còn thích hàng FOB do nhận được nhiều chia sẻ từ nhà sản xuất trong việc thực hiện các công đoạn thiết kế sản phẩm, chỉ định nguyên liệu…

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may chiến thắng sang thị trường mỹ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)