Đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 60 - 65)

II. Tình hình về phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

3. Đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của công ty

3.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua với những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, sử dụng các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp, thị trường xuất khẩu của công ty đã không ngừng được củng cố và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các kết quả mà công ty đã đạt được:

Thứ nhất, thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng tăng thêm về số lượng và chất lượng

Về số lượng thị trường, từ khi mới hình thành, thị trường xuất khẩu của công ty mới chỉ dừng ở Lào và các nước XHCN nhưng tính đến thời điểm hiện tại công ty đã xuất khẩu hàng hóa của mình sang hơn 40 quốc gia và khu vực, trong đó thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng cao hơn cả mà nổi bật là ba nước Indonexia, Philipin, Malaysia.

trường châu Âu chỉ có 4 quốc gia là Đan Mạch, Ukraina, Hà Lan và Mauritius nhưng sang năm 2007 đã mở rộng thị trường sang 3 quốc gia nữa là Pháp, Ý, Bỉ. Sang 2008 mở rộng thêm 1 thị trường nữa là Đức. Ngoài ra ở nhóm thị trường khác, VILEXIM cũng mở rộng thêm được các thị trường nữa là Nga (năm 2006) và Canada (năm 2007).

Về chất lượng thì giá trị xuất khẩu tại các thị trường của công ty có sự biến đổi qua các năm. Xét riêng từng thị trường thì có thị trường giá trị xuất khẩu tăng, có thị trường giá trị xuất khẩu giảm nhưng nhìn chung thì tổng giá trị xuất khâu của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 20.482.057 USD nhưng sang 2007 tăng lên 24.404.270 USD, năm 2008 đạt 24.981.309 USD và năm 2009 tăng lên 30.272.350 USD.

Thứ hai, mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng đa dạng về chủng loại và mẫu mã

Nếu như trước đây các mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là nông sản với các sản phẩm như gạo các loại, hạt tiêu, hạt điều, mặt hàng tiêu dùng thì t hời gian gần đây, công ty đã có sự đa dạng hóa các mặt hàng về chủng loại và mẫu mã với danh mục hơn 80 mặt hàng trong đó có hàng nông sản, thủ công mỹ nghê, mây tre, hàng tiêu dùng, hàng may măc, máy móc thiết bị và phụ tùng và nhiều chủng loại mặt hàng khác. Mẫu mã các mặt hàng cũng dần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của các thị trường khác nhau, phù hợp với thẩm mỹ cũng như văn hóa của họ.

Thứ ba, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu không ngừng được nâng cao

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Do vậy công ty đã có thêm những sản phẩm mới với chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn, mấy năm gần đây công ty có xuất khẩu thêm mặt hàng gạo Jasmine – một loại gạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu Âu khó tính

Ngoài ra, công ty đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến hơn, tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước và công ty ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động xuất khẩu.

3.2. Hạn chế

- Công ty đã mở rộng thị trường sang Châu Ph i , C h â u  u , M ỹ n h ư n g giá trị xuất khẩu sang những thị trường này còn thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng của những thị trường này cũng như khả năng của công ty. Thị trường xuất khẩu của c ông ty không ổn định , năm có năm không rất thất thường. Năm 2006 VILEXIM có xuất khẩu sang Lào, Co n go , Ai c ậ p n h ưn g sang năm 2007 lại mất đi các thị trường này .

- Mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự đa dạng về chủ n g l o ạ i v à m ẫ u mã nhưng vẫn chưa tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm của các đ ố i t h ủ c ạ nh tranh – một yế u tố quyết định thành công của c ông ty .

- Nguồn hàng xuất khẩu của VILEXIM còn thất thường, nhiều khi đơn hàng lớn mà nguồn hàng không đủ đáp ứng đơn hàng làm giảm uy tín và sự tin tưởng của khách hàng vào công ty.

- Hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường xuất khẩu còn ít được đầu tư , thông tin về thị trường còn thiếu và chưa kịp thời nên Công ty có thể mất thời cơ, cơ hội kinh doanh.

- Hoạt động xúc tiến có được triển khai nhưng chưa được hiệu quả do chưa tham gia nhiều các hội chợ và việc đầu tư tham gia cũng chưa được tốt.

- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, ngoại ngữ tốt nên gây khó khăn trong việc giao dịch, đàm phán với khách hàng. Số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu thị trường còn ít, mỗi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có một người hoạt động trong khâu này và cũng chỉ là hoạt động kiêm nhiệm. Số lượng cán bộ nhân viên trong toàn công ty còn ít và thiếu.

- Công ty có xây dựng chiến lược phát triển nhưng mới chỉ dừng ở việc đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu mà chưa có các giải pháp thực hiện, các phương án đối phó với những tình huống bất ngờ có thể sảy ra, chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.1. Nguyên nhân khách quan 3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với thương hiệu, uy tín và tiềm lực kinh tế lớn. Đối với thị trường trong nước công ty bị cạnh tranh bới các công ty cùng ngành như Tocontap, Hatimex…. Ở thị trường nước ngoài Công ty phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ cũng như các doanh nghiệp trong khối ASEAN. So với hàng của VILEXIM, hàng của họ rẻ hơn, chất lượng tốt hơn lại đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã.

- Sự biến động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập. Chẳng hạn, năm 2008 vừa qua với khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo lạ m phát tăng cao, tỷ giá biến động khiến cho giá xăng dầu tăng làm chi phí sản xuất bị đội lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, có lúc giá nội địa cao hơn giá xuất khẩu làm cho việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn, có lúc không thực hiện được. Cũng có khi do hợp đồng đã ký kết, Công ty không thể không thực hiện hợp đồng trong khi giá thu mua lại cao hơn giá xuất khẩu khiến công ty bị lỗ lớn.

- Tình hình kinh tế chính trị, an ninh của các thị trường xuất khẩu diễn biến phức tạp gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.

- Sự biến động của các loại ngoại tệ. Khi đồng tiền tại thị trường xuất khẩu thấp, Công ty quyết định giam hàng lại coi như tồn kho để tránh bán phá giá, chấp nhận tạm thời mất thị trường và tăng chi phí lưu kho.

- Chính sách về quản lý xuất khẩu của nhà nước còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tác dụng. Các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên, việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức.

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng VILEXIM vẫn chưa có hệ thống phân phối ở nước ngoài dẫn đến việc xuất khẩu của Công ty còn bị động.

- Chưa xây dựng chiến lược xuất khẩu thực sự, từ trước đến nay Công ty mới chỉ dừng ở việc đưa ra phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu cần phải đạt được mà chưa có biện pháp, giải pháp cụ thể. Vì thế trước những biến động phức tạp của thị trường công ty thường không chủ động được tình thế.

- Vốn lưu động dành cho hoạt động kinh doanh còn ít, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu về vốn để thực hiện các phương án kinh doanh. Công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện thường xuyên, mang tính thời kỳ. Mỗi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có một người đảm nhận công việc này.

- Phòng kế hoạch tổng hợp thực hiện công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu nhưng cơ cấu chỉ có 3 người, chủ yếu thực hiện công việc tổng hợp, chưa kịp nắm bắt những biến động của thị trường và đưa ra những dự báo chính xác

- Chưa thực sự chú trọng trong công tác phát triển thị trường mới, thâm nhập vào các thị trường tiềm năng. Chỉ chủ yếu ngồi chờ các đơn đặt hàng của các khách hàng truyền thống dựa trên mối quan hệ và uy tín công ty.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty còn hạn chế về ngoại ngữ gây bất lợi trong việc ký kết hợp đồng, số lượng cán bộ các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh xuất khẩu còn thiếu dẫn đến công ty không đủ nguồn lực để phát triển thị trường xuất khẩu.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu, hệ thống kho bãi chưa đảm bảo được yêu cầu bảo quản hàng hoá, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nhiều khi hàng đã xuất đi rồi nhưng do không đảm bảo yêu cầu về chất lượng nên đã bị trả về.

Qua chương II ta có thể thấy rằng mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu tuy nhiên trong thời gian qua việc phát triển thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với khả năng của công ty cũng như tiềm năng của các thị trường xuất khẩu, kết quả hoạt động kinh doanh còn chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì thế mà việc đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty là một yêu cầu hết sức cấp thiết với VILEXIM trong thời gian tới.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU

TƯ VILEXIM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 60 - 65)