Hoàn thiện, đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 80 - 83)

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước về phát triển thị trường xuất khẩu

1. Hoàn thiện, đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ

chính sách

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ mới tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu. Khi Nhà nước có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp như loại bỏ, miễn giảm thuế, các chính sách tài chính, tín dụng, chính sách về tỷ giá, ngoại tệ hợp lý thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo về lợi nhuận, yên tâm tiến hành các hoạt động xuất khẩu.

định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là luật thương mại. Trong luật Thương mại cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với quy định của WTO cũng như cần quy định chặt chẽ hơn và cụ thể hơn về mọi hoạt động thương mại và liên quan đến hoạt động thương mại cho phù hợp với xu thế mở cửa thị trường, xu thế hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra nhà nước cần thực hiện một số chính sách như:

1.1. Nhà nước nên có chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là hai nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nếu tỷ giá cố định, chỉ số giá trong nước tăng lên hiều hơn so với chỉ số giá cả nước ngoài thì tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên và ngược lại. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng nội địa. Hàng hoá trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán với tỷ giá thấp. Nếu các nhà xuất khẩu tăng xuất khẩu để bù đắp chi phí thì sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Tỷ giá thực tế tăng khuyến khích xuất khẩu, làm giảm nhập khẩu.

Do vậy, vấn đề quan trọng là nhà nước phải có kịp thời có các biện pháp để giảm lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ, có tỷ giá hối đoái chính thức hợp lý phù hợp với mục tiêu chung trong chiến lược phát triển trong trung hạn và ngắn hạn nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá cao để khuyến khích xuất khẩu.

1.2. Nhà nước cần hoàn thiện các biện pháp tài chính, tín dụng hệ thống ngân hàng, thanh toán. ngân hàng, thanh toán.

1.2.1. Hệ thống ngân hàng thanh toán.

Hệ thông ngân hàng thanh toán sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho cả hai phía Việt Nam và bạn hàng nước ngoài giao dịch và thanh toán một cách nhanh chóng, thuận lợi. Do vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần mở rộng nhiều hình thức thanh toán ở nhiều địa điểm khác nhau. Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng quỹ hỗ trợ để trợ cấp cho các doanh nghiệp các nhà xuất khẩu khi cần thiết.

− Cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Vốn bỏ ra cho một hợp đồng xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường tới khi hoàn thành giao dịch thường là rất lớn. Người xuất khẩu phải có vốn trước và sau khi giao hàng để thực hiện hợp đồng vì vậy việc cấp tín dụng đẩy mạnh xuất khẩu và giảm giá thành xuất khẩu vì nếu có vốn Công ty mới có thể thực hiện việc bán chịu. Việc cấp tín dụng xuất khẩu bao gồm hai loại là tín dụng trước khi giao hàng và tín dụng sau khi giao hàn g.Thực hiện được điều này ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng cao hiệu quả xuất khẩu, canh tranh với các đối thủ nước ngoài.

- Trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để họ sử dụng số tiền đó mua hàng của ta.

- Nhà nước đẩy mạnh thực hiện trợ cấp xuất khẩu . Mục đích là giúp cho Công ty tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu .

1.3. Biện pháp về thể chế, tổ chức.

Nhà nước tạo điều kiện cho xuất khẩu bằng biện pháp thâm nhập thị trường và tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài thông qua việc:

− Công nhận, hoặc thừa nhận, tham gia ký kết công ước chun g q u ốc t ế về thương mại.

− Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác cho cá doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng.

− Đào tạo cán bộ chuyên gia giúp Công ty.

− Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kỹ thuật, vay nợ viện trợ... trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu.

1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu.

Trong quá trình đổi mới kinh tế, cơ chế chính sách xuất khẩu nhà nước luôn chú trọng đề ra các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... Tuy cơ chế mới làm cho thủ tục xuất khẩu đã thuận tiện đơn giản hơn nhưng vẫn còn thủ tục phiền hà, cơ chế chưa thực sự thông thoáng, cần sớm hoàn thiện để thực sự khuyến khích xuất khẩu.

Như nhận xét của các chuyên gia thì biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam vừa quá đơn giản, vừa quá phức tạp và không đồng bộ, thuế suất đối với một số mặt hàng còn quá cao làm tăng buôn lậu và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh , các hạn chế định lượng công khai hay ngầm là trở ngại chính trong khuyến khích xuất khẩu. Do vậy, hệ thống thuế xuất khẩu cần hoàn thiện một số vấn đề để thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả, áp dụng thuế suất ưu đãi với hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với nguyên nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, cho nhà xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi đối với các yéu tố đầu vào của sản xuất. Đồng thời các ưu đãi thuế cũng phải rõ ràng tránh tình trạng tạo đặc quyền cho cơ quan thuế gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với Bộ công thương, Bộ cần có các danh mục thương mại hàng trong năm trong đó bao gồm tên các đại lý, các nhà giao hàng, các nhà nhập khẩu và các đơn vị bán hàng xử lý loại hàng cụ thể trong một nước cụ thể. Đồng thời Bộ cũng cần có một bộ phận Dịch vụ đại lý- phân phối hàng để giúp doanh nghiệp xuất khẩu có được đại lý hoặc nhà giao nhận hàng ở nước ngoài. Công việc nên hoàn tất trong tháng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 80 - 83)