Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI (Trang 35 - 36)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nâng cao mức độ đáp ứng công việc của người lao động trên các phương diện: thể lực, trí lực và tâm lực so với yêu cầu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Nâng cao trí lực (bao gồm: nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc...): Trí tuệ là yếu tố thiết yếu, quan trọng nhất của con người, của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày nay, sự phát triển nhan và mạnh của khoa học – công nghệ yêu cầu người lao động có học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, làm việc chủ động, sử dụng được các công cụ hiện đại.

Nâng cao thể lực (bao gồm nâng cao sức khỏe, thể chất...): Yếu tố không thể thiếu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chính là sức khỏe. Sức khỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai. Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức

vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất.

Nâng cao tâm lực (bao gồm: thái độ, tinh thần, khả năng chịu áp lực, thái độ và hiệu quả sự hợp tác...): Yêu cầu cơ bản đối với mỗi người trong xã hội đó là phải có tâm, phải biết trân trọng lao động và quý trọng sức lao động của người khác. Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, những người có thể lực, trí lực và trình độ hiểu biết cao, nếu thiếu những phẩm chất đạo đức nghề nghệp sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với bản thân và doanh nghiệp.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực, chủ động, thân thiện. Luôn hỗ trợ nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Đề ra các mục tiêu công việc cụ thể, phù hợp với từng vị trí, từng đối tượng nhân viên. Đối với những nhân viên giỏi cần quan tâm áp dụng các chính xác đề bạt, thăng tiến. Kết hợp với việc luôn tạo môi trường làm việc có tính chất cạnh tranh để các thành viên trong tổ chức luôn cố gắng hết sức thể hiện bản thân, từ đó doanh nghiệp có thể khai thác tối đa điểm mạnh trong năng lực làm việc của nhân viên.

Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, khoá học nghiệp vụ để bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên. Tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau thông qua các chương trình du lịch tham quan, tổ chức các hoạt động giải trí trong giờ làm để nhân viên giải tỏa áp lực, căng thẳng và tái tạo sức lao động.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HÀ NỘI (Trang 35 - 36)