Giải pháp marketing mix đối với thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn hà nội (Trang 34 - 37)

a) Chính sách sản phẩm

Sản phẩm là một yếu tố sống còn đối với khách sạn, do đó khách sạn đã chú trọng đầu tư cho yếu tố này. Các sản phẩm của khách sạn phong phú và đa dạng tạo ra được sự độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.

• Đối với dịch vụ lưu trú: khách sạn đã đưa ra nhiều loại phòng với mức giá khác nhau, như phòng standard citywing, standard lacewing, superior lacewing, superior citywing. Khách lưu trú tại khách sạn Hà Nội được tiêu dùng những dịch vụ đi kèm đã được tính vào giá phòng như: báo tiếng Anh, nước khoáng, hoa tươi, trà, café hàng ngày, truyền hình cáp; vào câu lạc bộ thể hình thẩm mỹ miễn phí, vào cửa miễn phí Hanoi Nightculb. Đối với loại phòng có mức giá cao thì có thêm lẵng hoa quả và lẵng hoa tươi, bánh quy do khách sạn làm, đánh giầy. Khách sạn đã có sự phân chia chất lượng với các mức giá khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.

• Đối với sản phẩm ăn uống cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức như ăn buffet, phục vụ lacarte; các món ăn bao gồm cả các món ăn châu Á và châu Âu. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách sạn còn có trung tâm Mỹ thực phục vụ ăn tối, ăn đêm cho khách lưu trú trong khách sạn sau khi đi c hơi đêm về và một số khách vãng lai.

• Bên cạnh đó khách sạn còn đưa ra hàng loạt các dịch vụ bổ sung như: fitness, tennis, cho thuê ô tô,…. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú trong khách sạn và những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên.

Chính sách sản phẩm của khách sạn là rất hợp lý và hiệu quả đã đem lại lợi thế trong cạnh tranh cho khách sạn. Tuy nhiên, chất lượng các dịch vụ cung ứng không được quản lý tốt gây mất lòng tin ở một số khách hàng. Hơn nữa công ty cũng ít bổ sung dịch vụ mới để thỏa mãn nhu cầu thay đổi của khách hàng quá khứ và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

b) Chính sách giá

Khách sạn đưa ra nhiều loại giá đối với các sản phẩm dịch vụ khác nhau phù hợp với các đối tượng khách có khả năng chi trả khác nhau. Đối với các kh ách quen từ các công ty du lịch đi theo tour với số lượng đông khách sạn thường áp dụng mức giá được giảm từ 10% - 20% so với mức giá quy định niêm yết trong bảng báo giá. Ngoài ra còn một số khách lẻ, khách công vụ khách sạn định giá cao hơn vì tập khách hàng này có khả năng chi trả cao.

Đối với sản phẩm ăn uống: do đặc trưng của sản phẩm ăn uống của khách sạn là các món ăn Trung Quốc nổi tiếng với chất lượng cao, vì vậy khách sạn áp dụng mức giá tương đối cao đối với các sản phẩm tại nhà hàng Kim Long.

Đối với các dịch vụ bổ sung khách sạn định giá cao vì những khách hàng tiêu dùng dịch vụ này họ ít nhạy cảm với giá

Khách sạn đã lựa chọn chiến lược định giá phân biệt để phù hợp với những điểm khác biệt của sản phẩm và nhằm lôi kéo được nhiều khách hàng vào khách sạn. Với chính sách giá mền dẻo và linh hoạt với nhiều mức giá dành cho mỗi đối tượng khách có khả năng thanh toán khác nhau đã đem lại hiệu quả cạnh tranh cao cho khách sạn.

c) Chính sách phân phối

Khách sạn

Đại lý môi giới Đại lý bán buôn Dịch vụ theo hợp đồng

Đại lý bán lẻ

Khách hàng

Khách sạn Hà Nội sử dụng nhiều kên phân phối khác nhau dựa trên đặc điểm từng thị trường mà khách sạn nhắm tới. Cụ thể là:

- Kênh 0 cấp: khách sạn trực tiếp thu hút khách đến tiêu thụ sản phẩm của mình. Đó là khách du lịch đi lẻ, các đoàn khách tham quan nghỉ mát của các cơ quan trường học,…. Thường liên hệ trực tiếp với khách sạn để thuê phòng.

- Kênh 1 cấp: đây là kênh phân phối gián tiếp rất thông dụng của khách sạn. các đại lý du lịch đại diện cho khách sạn để bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

- Kênh 2 cấp: khách sạn phải tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm dịch vụ sử dụng kiểu kênh phân phối gián tiếp 2 cấp với 2 loại đại lý trung gian. Trước hết, khách sạn bán sản phẩm cho những đại lý bán buôn với khối lượng lớn. Sau đó người bán buôn sẽ bán lại sản phẩm của khách sạn cho các đại lý bán lẻ. Cuối cùng các đại lý sẽ bán sản phẩm cho khách hàng.

- Dịch vụ hợp đồng: là kiểu phân phối trực tiếp đặc biệt và ngày càng phổ biến của khách sạn. Đó là việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng quen theo hợp đồng và miễn phí.

d) Chính sách xúc tiến

Khách sạn chưa chú trọng đến quảng bá hình ảnh của mình và của sản phẩm dịch vụ. Việc quảng bá hình ảnh mới chỉ dừng ở các trang web về du lịch, trên website của khách sạn, thông tin khách sạn đưa ra còn quá nghèo nàn. Quan hệ công chúng và bán hàng trực tiếp vẫn chưa được khách sạn quan tâm. Tuy nhiên chính sách khuyến mại lại được khách sạn sử dụng khá hiệu quả, ví dụ như vào các ngày lễ khách sạn có gửi quà và thiệp chúc mừng đến khách đang lưu trú tại khách sạn, nếu khách tổ chức lễ cưới tại khách sạn sẽ được tặng một đêm nghỉ miễn phí.

e) Chính sách quan hệ đối tác

Khách sạn có quan hệ rất tốt với các công ty du lịch có uy tín trên thị trường như công ty du lịch Cần Thơ, công ty du lịch APEX, công ty du lịch Indochina, công

ty du lịch Thanh Niên, Hà Nội Toeserco. Ngoài ra, khách sạn còn thiết lập mối quan hệ đối tác với các đơn vị kinh doanh ngành thực phẩm đảm b ảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng của khách sạn.

f)Chính sách con người

Nhận thức được vai trò quan trọng của con người trong kinh doanh dịch vụ, khách sạn đã có chính sách tuyển dụng lao động tương đối hợp lý. Khách sạn xem xét kỹ lưỡng những người có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề. Nhưng bên cạnh đó chính sách con người của khách sạn cũng có những điểm yếu, đó là khách sạn chưa xây dựng được tình cảm gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, chế độ lương thưởng chưa xứng đáng với những đóng góp của họ. Hậu quả là trong năm 2009 có rất nhiều nhân viên xin nghỉ việc khiến cho lực lượng lao động của khách sạn bị thiếu hụt nghiêm trọng, khách sạn lại phải tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

g) Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ như lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung. Khách sạn chú trọng đến việc tạo sản phẩm trọn gói thông qua việc gói ghém với nhau, rồi bán với giá trọn gói. Nhờ có sản phẩm trọn gói mà khách sạn có thể gia tăng mức bán toàn bộ ( tổng doanh thu) so với việc bán sản phẩm riêng lẻ đặc biệt trong mùa du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)