Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn hà nội (Trang 51)

a) Kiến nghị đối với Nhà nước

Tăng cường ngân sách cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho ngành du lịch. Phải nhanh chóng, đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá bằng cách thực hiện chiến dịch quảng bá toàn cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác Việt Nam cũng nên mời những khách nước ngoài như các nhà báo, các đại diện của công ty lữ hành lớn, các khách sạn đến Việt Nam để họ cảm nhận rõ ràng về một điểm đến an toàn thân thiện và chính họ là những người quảng bá hữu hiệu nhất cho du lịch Việt Nam.

Nhà nước nên có chính sách xuất nhập cảnh thông thoáng hơn, thuận tiện hơn : hiện nay thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam vẫn còn rườm rà, cồng kềnh gây khó khăn cho du khách. Việt Nam đã ký hiệp định miễn thị thực song phương cho các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ưu đãi này giúp cho Việt Nam thu hút được nhiều hơn lượng khách từ các quốc gia nói trên. Nếu thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam thuận tiện hơn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách quốc tế và khi đó sẽ làm cho công việc kinh doanh trong ngành khách sạn ổn định hơn. Do đó, trong thời gian tới Nhà nước nên xem xét miễn thị thực cho một số thị trường du lịch trọng điểm khác của Việt Nam.

b) Đối với Tổng cục du lịch

Tổng cục du lịch cần tăng cường công tác quảng bá cho ngành du lịch qua một số biện pháp sau:

- Mở các văn phòng đại diện ở các nước

- Tổ chức các chương trình quảng bá cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài như hội chợ triển lãm, liên hoan văn hóa, ẩm thực,…

- Tổ chức các đoàn thăm và làm việc với các cơ quan du lịch các nước để tạo mối quan hệ hợp tác và khơi nguồn cho khách du lịch.

Bên cạnh đó Tổng cục du lịch cũng phải nghiên cứu các tài nguyên du lịch một cách có hệ thống để tìm cách nâng cấp, tôn tạo chúng một cách thường xuyên. Cùng với các ngành liên quan đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao công tác phục vụ.

Ngoài ra Tổng cục du lịch cũng phải chỉ đạo cho các sở du lịch, viện nghiên cứu phát triển du lịch nghiên cứu chương trình thuê phòng theo định kỳ và việc thành lập trung tâm trao đổi phòng trên thế giới, trong khu vực để phổ biến rộng rãi c ho các

doanh nghiệp đang kinh doanh khách sạn nhằm học hỏi kinh nghiệm và cách thức tổ chức kinh doanh.

c) Kiến nghị với thủ đô Hà Nội

- Cần xác định rõ vai trò quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế thủ đô, xác định loại hình du lịch trọng điểm trong thời gian tới. Cần tập trung xây dựng hình ảnh Hà Nội trên năm thị trường mục tiêu là: Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ASEAN.

- Tăng cường đầu tư thỏa đáng cho du lịch Hà Nội phát triển bao gồm đầu tư vốn trực tiếp cho ngành du lịch và đầu tư gián tiếp qua các ngành khác có liên quan đến du lịch Hà Nội.

- Cải thiện hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch, khách sạn trên địa bàn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh khách sạn, du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến chung của thành phố.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khách sạn. Đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan nhằm tăng cường kiểm tra các hoạt động của các khách sạn trên địa bàn, khen thưởng các khách sạn làm ăn có hiệu quả và tuân thủ pháp luật, đi đôi với việc xử lý nghiêm khắc những khách sạn kinh doanh không lành mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) TS. Bùi Xuân Nhàn, Giáo trình marketing du lịch, Nxb Thống Kê, 2008 2) Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động xã hội, 2004

3) Nguyễn Trọng Đăng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng,

Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Thông kê, 2003.

4) Trần Ngọc Nam, Trần Duy Hưng, Marketing du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh.

5) Alastair M. Morrison, Marketing trong lĩnh vực lữ hành khách sạn, Tổng cục du lịch.

6) Phillip Kotler, Marketing căn bản.. 7) Phillip Kotler, Quản trị marketing.

BẢNG SỐ LIỆU NHÂN VIÊN CÁC BỘ PHẬN STT Bộ phận Số nv Ghi chú 0 Lãnh đạo 3 1 Nhân sự 6 2 Kế toán - tài chính 30 3 Buồng 50 - Giặt là - Phục vụ buồng 4 bảo dưỡng 10 5 An ninh 10 6 lễ tân 10 7 marketing 12 8 Bàn 130 - Bàn Á - Bàn Âu - Mỹ thực 9 Bếp 60 - Á - Âu - Mỹ thực - Điểm tâm - Bếp bánh - Bếp công đoàn 10 Slot Center 20

11 Sauna & Massage 24

12 Fitniss Center 15 Trung tâm thể hình

13 Night Club 20

Tổng 400

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2009

Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Bộ phận nhân sự Bộ phận mark eting Bộ phận an ninh Bộ phận bàn, bar Bộ phận bếp Bộ phận Kế tóan – Tài chính Bộ phận bảo dưỡng Bộ phận lễ tân Bộ phận Slot Nhà hàng Á Nhà hàng Âu Food Center Night Club Slot Centre Fitniss Centre Massage & Sauna Lobby bar

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 So sánh

CL +- TL % 1. Tổng doanh thu USD 21015259 19153890 -1861369 -8.86 1.1 Doanh thu lưu trú USD 13135940 10123810 -3012130 -22.93

Tỷ trọng % 62.51 52.86 -9.65

1.2. Doanh thu ăn uống USD 5107742 5623672 515930 -10.1

Tỷ trọng % 24.3 29.36 5.06

1.3. Doanh thu dịch vụ khác USD 2771577 3406408 634831 -22.91

Tỷ trọng % 13.19 17.78 4.59

2. Tổng chi phí USD 14710681 14023790 -686891 -4.67 Tỷ suất chi phí % 69.99 73.21 3.22 2.1. Chi phí lưu trú USD 10165429 9124568 -1040861 -10.24 Tỷ suất chi phí % 77.39 90.13 12.74 2.2. Chi phí ăn uống USD 3105248 3617103 511855 16.84 Tỷ suất chi phí % 60.79 64.32 3.53 2.3. Chi phí DV khác USD 1440004 1282119 -157885 -10.96 Tỷ suất chi phí % 51.96 37.64 -14.32 3. Lợi nhuận trước thuế USD 6304578 5746060 -558518 -8.86 3.1. LN lưu trú USD 4415330 3291165 -1124165 -25.46 3.2. LN ăn uống USD 1323400 1694763 371363 28.06 3.3. LN dịch vụ khác USD 565848 760132 194284 34.34 4. Thuế thu nhập DN USD 1765281.84 1436515 - 328766.84 5. LN sau thuế USD 4539296 4309545 229751

GIÁ PHÒNG CỦA KHÁCH SẠN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KHÁCH SẠN Ở HÀ NỘI

Giá phòng khách sạn Hà Nội (USD)

Từ 01/01 đến 30/08 Phòng đơn Phòng đôi

Standard City Wing 70 75

Standard Lake Wing 75 85

Superior Lake Wing Superior City Wing

75 80

80 88

Từ 01/09 đến 31/12

Standard City Wing 85 61

Standard Lake Wing 98 94

Superior Lake Wing 94 99

Superior City Wing 105 105

Giá trên đã bao gồm ăn sáng, 10% thuế VAT, 5% phí phục vụ ăn sáng

Giá phòng khách sạn Bảo Sơn (USD)

Tháng 1, 2, 6, 7, 8 Phòng đơn Phòng đôi Standard 85 95 Deluxe Standard 90 100 Superior 95 105 Deluxe Superior 100 110 Suite 120 130 Tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12 Standard 100 110 Deluxe Standard 105 115 Superior 110 120 Deluxe Superior 115 125 Suite 135 145

Giá phòng trên bao gômg 10% thuế và 5% phí phục vụ ăn sáng

Giá phòng khách sạn Thắng Lợi (USD)

Loại phòng Giá đối với khách lẻ

Superior 80

Suit 150

Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Tháng 11/2009 Ước tính tháng 12/2009 Năm 2009 Tháng 12 so với tháng trước Tháng 12/2009 so với tháng 12/2008 Năm 2009 so với năm 2008 Tổng số 387.871 376.400 3.772.35 9 97,0 105,1 89,1 Chia theo phương tiện đến

Đường không 307.871 306.400 3.025.62

5 99,5 105,3 92,2 Đường biển 4.000 4.500 65.934 112,5 53,2 43,5 Đường bộ 76.000 65.500 680.800 86,2 111,8 85,0 Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ

ngơi 231.605 223.510

2.226.44

0 96,5 100,0 85,2 Đi công việc 95.248 84.983 783.139 89,2 127,2 99,8 Thăm thân

nhân 34.546 47.816 517.703 138,4 97,4 101,4 Các mục đích

khác 26.472 20.091 245.077 75,9 108,0 91,4 Chia theo một số thị trường

Trung Quốc 64.736 51.121 527.610 79,0 97,6 82,0 Mỹ 33.063 35.841 403.930 108,4 99,4 97,4 Hàn Quốc 29.917 34.731 362.115 116,1 106,8 80,6 Nhật Bản 34.593 32.957 359.231 95,3 94,5 91,4 Đài Loan (TQ) 24.130 25.008 271.643 103,6 116,3 89,6 Úc 20.113 25.176 218.461 125,2 106,0 93,1 Pháp 19.612 15.124 174.525 77,1 91,2 95,9 Malaisia 15.633 20.078 166.284 128,4 98,4 95,3 Thái Lan 13.632 13.883 152.633 101,8 103,9 83,7 Các thị trường khác 132.442 122.481 1.135.92 7 92,5 114,9 90,3

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM (Dành cho nhân viên)

Để giúp cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp có được những thông tin nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của khách sạn, xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau: (đánh dấu v vào ô lựa chọn)

1. Ông (bà) đã làm việc tại khách sạn Hà Nội bao lâu?  Dưới 1 năm  Từ 1 – 3 năm  Trên 3 năm

2. Khách sạn Hà Nội phân đoạn thị trường theo tiêu thức nào?  Địa lý  Dân số học  Mục đích chuyến đi  Đồ thị tâm lý

 Hành vi ứng xử  Liên quan đến sản phẩm  Các kên phân phối

3. Khách sạn Hà Nội lựa chọn thị trường mục tiêu nào?

………

4. Tập khách hàng mục tiêu mà khách sạn hướng tới có mức chi tiêu như thế nào?  Cao  Trung bình  Thấp

5. Khách sạn có thường xuyên bổ sung dịch vụ mới không?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Ít bổ sung

6. Theo ông (bà) mức giá phòng của khách sạn Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào?

 Cao hơn  Ngang bằng  Thấp hơn

7. xin ông (bà) cho biết tần suất mà khách sạn kiểm tra và đánh giá đối với hệ thống kênh phân phối?

 1 năm/1 lần  2 năm/1 lần  Từ 3 năm trở lên

8. Khách sạn có những hoạt động nào để giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm dịch vụ của khách sạn?

 Quảng cáo  Bán hàng trực tiếp  PR  Khuyến mãi

9. Khách sạn đã áp dụng hình thức đãi ngộ nào đối với nhân viên trong khách sạn?  Đãi ngộ tài chính  Đãi ngộ phi tài chính

 Cả 2 hình thức trên

10. Xin ông (bà) đánh giá các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh.

STT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung

bình

Yếu 1 Xác định thị trường mục tiêu và

định vị thị trường

2 Giải pháp marketing – mix - Chính sách sản phẩm - Chính sách giá - Chính sách phân phối - Chính sách xúc tiến - Chính sách quan hệ đối tác - Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói 3 Xác định ngân sách và tổ chức bộ

phận marketing

11. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sức cạnh tranh marketing của khách sạn so với đối thủ cạnh tranh?

 Tốt  Khá  Trung bình  Yếu

12. Để nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội xin ông (bà) đóng góp một số ý kiến: ……… ……… ……… ……… ………

Nếu có thể ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: 1. Họ và tên ông (bà): ………..

2. Chức danh: .……….

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

(Dành cho khách hàng)

Quý khách kính mến!

Chúng tôi rất cảm ơn quý khách đã tin tưởng và lựa chọn khách sạn Hà Nội để lưu trú. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ tại khách sạn Hà Nội, xin quý khách vui lòng giành cho chúng tôi ít phút để đánh dấu vào bảng câu hỏi dưới đây: (đánh dấu  vào ô lựa chọn)

1. Ông (bà) đến Hà Nội với mục đích gì?

 Du lịch  Công tác  Mục đích khác...,,,,,,,,,,, 2. Ông (bà) lưu trú tại khách sạn Hà Nội bao nhiêu lần?

 Lần đầu  Lần thứ 2  Trên 3 lần

3. Ông (bà) đã sử dụng các dịch vụ nào trong các dịch vụ sau của khách sạn?  Dịch vụ lưu trú  Dịch vụ ăn uống

 Dịch vụ bổ sung

4. Ông (bà) có hài lòng với chất lượng dịch vụ của khách sạn không? Có  Không

5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ của khách sạn Hà Nội?

Tiêu chí Rất tốt Tốt Khá Trung bình

1. Thủ tục nhận phòng và trả phòng 2. Vệ sinh trong buồng

3. Trang thiết bị, tiện nghi 4. Sự yên tĩnh trong khách sạn 5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 6. Sự an toàn 7. Nhân viên - Trình độ kỹ năng - Thái độ phục vụ

- Ngoại ngữ và giao tiếp - Tác phong, hình thức - Sự hiểu biết

6. Theo ông (bà) giá cả dịch vụ của khách sạn là ở mức nào?  Cao  Trung bình  Thấp 7. Ông (bà) biết về khách sạn Hà Nội thông qua kênh thông tin nào?

 Báo chí, truyền hình  Website

 Qua đại lý du lịch  Các nguồn khác...,,,,,,,,,,,

8. Tiêu chí đầu tiên mà ông (bà) lựa chọn khách sạn Hà Nội là gì?  Giá cả thấp  Chất lượng dịch vụ tốt  Chăm sóc khách hàng tốt  Sản phẩm đa dạng  Tiêu chí khác...,,,,,,,,,,,

9. Lần sau đến Hà Nội, ông (bà) có sẵn sàng lưu trú tại khách sạn Hà Nội không?  Có  Sẽ cân nhắc  Không 10. Theo ông (bà) khách sạn Hà Nội nên làm gì để có thể thu hút thêm khách đến với khách sạn: ……… ……… ……… ……… ………

Những ý kiến của ông (bà) rất cần thiết với khách sạn Hà Nội, rất mong sự quan tâm trả lời đầy đủ câu hỏi trong phiếu trả lời và gửi lại qua quầy lễ tân của khách sạn.

KẾT LUẬN

Đối với kinh doanh khách sạn hay bất cứ một sản phẩm hàng hóa nào thì công tác nâng cao sức cạnh tranh marketing phải được coi trọng hàng đầu. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh marketing, từ đó mới đứng vững trên thị trường và thu được nguồn lợi nhuận lâu dài.

Hòa mình vào xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam thì khách sạn Hà Nội đang ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và cố gắng nâng cao vị thế của mình trên thị trường và có thể cạnh tranh ngang tầm với các khách sạn có tên tuổi trong ngành công nghiệp khách sạn Việt Nam, khu vực và thế giới.

Thông qua luận văn, em mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn nữa các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội, từ đó nâng cao hình ảnh của khách sạn trên thị trường trong nước, quốc tế và thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến với khách sạn. Mặc dù đã cố gắng nhưng vì thời gian và kinh nghiệm có hạn nên chắc chắn luận văn này cũng không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)