4.3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước
Cơ chế, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự ổn định và đúng đắn về quyết định và chính sách của Nhà nước tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các chính sách của nhà nước còn có nhiều bất cập nên sau đây là một vài kiến nghị:
Thứ nhất, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của mình.
Thứ hai, Cần phải có cơ chế đối thoại giữa Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo trung ương với DN thường xuyên hàng quý. Có như vậy, những vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế đầu tư mới đưựoc tháo gỡ kịp thời, không để lỡ những cơ hội quý báu cho DN hoạt động.
Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới việc khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như giành ngân sách cho việc nghiên cứu những ứng dụng đó nhằm hạn chế được việc phải nhập khẩu những hàng điện tử, công nghệ giá thành cao.
Thứ tư, vốn là vấn đề bức xúc đối với các DN, vì nhiều lý do các DN khó tiếp cận với Ngân hàng. Vì vậy hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với vốn bằng tỷ lệ lãi suất phù hợp nhất là trong thời kì lạm phát để các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Cuối cùng, nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao công tác dự báo thị trường, tình hình lạm phát, tăng trưởng…nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, đúng lúc và kịp thời để doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế.
4.3.3.2 Kiến nghị với công ty
Trong quá trình thực tập tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tôi nhận thấy một số khó khăn còn tồn tại nhất là trong thời kì lạm phát. Sau đây là những biện pháp giúp công ty hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Công ty cần tăng cường khả năng huy động vốn của mình bằng các hình thức khác nhau như đưa ra những dự án đầu tư mới hiệu quả để vay vốn của ngân hàng, hay đẩy nhanh vòng quay của vốn cũng như tránh việc bị ùn vốn ở một chỗ.
Theo dõi sát hơn nữa vào tình hình kinh tế của Việt Nam để kịp thời nắm bắt những dự án được đầu tư bởi WB, ADB hay ODA
Tăng thêm đội ngũ nhân viên phát triển thị trường để không ngừng lùng sục, nắm bắt tất cả những dự án.
Tìm ra nhà cung cấp thường xuyên và đáng tin cậy mới, luôn luôn cập nhật những công nghệ mới như sơn, mạ, CNC.
Để bám sát được thị trường, thâu tóm thị trường thì đội ngũ kinh doanh không ngừng tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược, hướng đi đúng đắn. Như việc tìm được đối tác để hợp tác hay đối đầu.