Các kết luận từ dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO (Trang 43 - 45)

4.1.1.1. Kết quả từ phiếu điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra gồm có 9 câu hỏi, tiến hành điều tra 30 người và kết quả thu được là:

Câu 1: Mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 60% trả lời là ảnh hưởng rất lớn, 40% còn lại cho rằng mức ảnh hưởng của lạm phát là bình thường. Điều này cho thấy lạm phát tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất các thiết bị điện. Việc kiền chế lạm phát của chính phủ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế rất được các doanh nghiệp này quan tâm.

Câu 2: Việc nhập khẩu linh kiện của các doanh nghiệp là 100%. Do nhiều linh kiện trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất mà chất lượng không cao nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu linh kiện là tiến hành khâu lắp ráp.

Câu 3: Ảnh hưởng của lạm phát tới việc nhập khẩu linh kiện là 100% cho rằng có ảnh hưởng. Khi lạm phát xảy ra thì kinh tế bị trì trệ, và việc tăng giá liên tục khiến cho việc xây dựng các nhà máy điện bị ngừng lại, các hợp đồng bị phá bỏ do

đó việc sản xuất các thiết bị điện cũng bị ảnh hưởng kéo theo đó là việc nhập khẩu các linh kiện cũng bị ảnh hưởng lớn.

Câu 4: Ảnh hưởng của lạm phát tới việc thực hiện các hợp đồng là rất lớn với 80% số người được phỏng vấn chọn. Còn lại 20% cho rằng ảnh hưởng bình thường. Số lượng các đơn đặt hàng ít đi, một số bị ngừng lại điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sản xuất.

Câu 5: Số lượng nhân viên phải nghỉ việc hoặc tạm thời bị thôi việc: 40% doanh nghiệp là có một số, 60% là không có công nhân nào. Điều này chứng tỏ là lạm phát có ảnh hưởng tới số lượng nhân viên trong doanh nghiệp nhưng đại đa số các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì số lượng nhân viên chờ sự ổn định và phát triển trở lại của nền kinh tế, của ngành.

Câu 6: Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành điện đối với các thiết bị điện thì 20% cho rằng rất tốt, còn lại 20% cho rằng tốt và 60% cho rằng bình thường. Điều này cho chúng ta thấy việc đáp ứng nhu cầu trong nước chưa thực sự tốt. Do việc phải nhập khẩu nhiều linh kiện quan trọng của nước ngoài khiến giá thành của các thiết bị điện vẫn cao.

Câu 7: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành thì 60% cho rằng khả năng cạnh tranh tốt, 40% cho rằng khả năng cạnh tranh là bình thường. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất các thiết bị điện. Các doanh nghiệp đều đang cố gắng sản xuất tốt và tự tin vào khả năng của bản thân doanh nghiệp mình.

Câu 8: Khả năng dự báo tình hình lạm phát của Chính phủ thì 50% cho rằng Chính phủ đã dự báo tốt, 36,7% cho rằng bình thường, và 13,3% cho rằng Chính phủ làm chưa tốt. Tuy đại đa số cho rằng Chính phủ đã dự báo tốt nhưng điều đáng buồn là một số lượng không nhỏ cũng cho rằng Chính phủ thực hiện chưa tốt. Điều này chứng tỏ mọi người rất mong đợi vào công tác dự báo của Chính phủ có thể chính xác hơn nữa để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong công tác hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Câu 9: Hiệu quả của việc thực hiện các chính sách về kiềm chế lạm phát của Chính phủ thì đại đa số cho rằng Chính phủ đã làm tốt với 83,3%. Điều này chứng tỏ Chính phủ đã có những chính sách phù hợp với nền kinh tế.

4.1.1.2. Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì lạm phát có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời kì lạm phát cao (năm 2008) doanh nghiệp rất khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết trong

khi giá các linh kiện đầu vào tăng cao khoảng 40%, có những linh kiện tăng cao khoảng 60%. Chính vì vậy mà các chuyên gia rất lo ngại khi nhiều nhà kinh tế dự báo tình hình lạm phát nước ta năm nay có thể ở mức hai con số. Trong năm 2009 công ty đã có nhiều nỗ lực để hoạt động kinh doanh được phát triển nhờ đó mà hoạt động sản xuất của nhà máy cũng được nâng cao. Một trong nhữn g biện pháp mà công ty đã áp dụng là thành lập thêm phòng phát triển thị trường trong khi trước kia thì các nhân viên kinh doanh tự tìm và ký hợp đồng. Nhờ phòng phát triển thị trường được thành lập mà công ty đã tập trung và tiếp cận được nhiều hơn với những dự án lớn trong cả nước. Từ đó là cơ sở để phòng kinh doanh tập trung phân tích kỹ thuật và báo giá. Chính nhờ mô hình được cải tiến này mà công ty tiếp cận được nhanh hơn với nhu cầu của khách hàng. Một biện pháp nữa mà công ty thực hiện và rất thành công là nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật trong công ty chủ yếu là những người tốt nghiệp đại học. Chính vì vậy mà việc nắm bắt kiến thức hay kỹ năng trong công việc được hoàn thiện hơn. Hơn thế nữa, công ty luôn tạo điều kiên cho cán bộ trong công ty được tham gia các khóa học nâng cao trình độ và tay nghề. Gần đây nhất là 20 cán bộ công nhân viên được tham gia chương trình…..Nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp mà tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận ngày càng được cải thiện. Công ty tưởng chừng như đã qua khỏi giai đoạn khó khăn khi tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận năm 2009 đã được cải thiện so với năm 2008 vì bị ảnh hưởng của lạm phát. Công ty đang rất lo lắng sẽ bị ảnh hưởng của lạm phát quay trở lại tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi tình hình kinh tế của nước ta năm 2010 với nhiều dự đoán không mấy khả quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)