TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.1.1. Yêu cầu đối với nhà trường
Để đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, nhà trường cần thực hiện những yêu cầu sau:
Thứ nhất,nhà trường cần đảm bảo cơ sở vật chất trong quá trình giảng dạy. Phương tiện vật chất – kỹ thuật là điều kiện cần thiết để phục vụ công tác giảng dạy. Do đó, khi đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập tất yếu đặt ra những yêu cầu mới về công tác đảm bảo vật chất – kỹ thuật. Nhà trường cần tiếp tục hỗ trợ giảng viên trong việc trang bị phương tiện giảng dạy hiện đại, có kế hoạch mua sắm, bổ sung, tiến hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, tu sửa các phương tiện dạy học kịp thời; đảm bảo môi trường học tập thuận lợi, thân thiện… góp phần tích cực đến hiệu quả quá trình thay đổi, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.
Thứ hai, Nhà trường cần có sự phân bố hợp lý số lượng sinh viên trong một lớp. Phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của sinh viên chỉ được thực hiện thực sự có hiệu quả khi số lượng sinh viên trong một lớp không quá đông. Theo kiến nghị của tác giả, với các lớp học lý thuyết, chỉ nên xếp không quá 50 sinh viên một lớp. Với các lớp thảo luận chỉ nên xếp từ 20 đến 25 sinh viên một lớp. Đây là sĩ số sinh viên phù hợp để giảng viên có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực một cách hiệu quả.
Thứ ba,nhà trường cần có văn bản quy định về việc thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình giảng dạy và đưa vào tiêu chí đánh giá bài giảng. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với đổi mới cơ chế, chính sách. Thực tế cho thấy việc giảng viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực bởi hoạt động này tốn nhiều thời gian, công sức và trí tuệ, song nếu nhà trường