Tổ chức tốt phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải (Trang 54 - 55)

Dạy học dựa trên vấn đề là một phương pháp giảng dạy giúp người học “học cách học”, làm việc trong một tập thể để tìm ra lời giải cho các vấn đề có tính thực tiễn. Dạy học giải quyết vấn đề trong môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm giảng dạy nhằm phát huy năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Sinh viên khi học theo phương pháp này được đặt trong một vấn đề, vấn đề chứa đựng mâu thuẫn nhận thức.

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là môn học mà các nội dung không tách rời nhau, nằm trong tính thống nhất nên người giảng viên trước khi giảng một nội dung mới cần hệ thống lại nội dung có liên quan đến bài học, làm cho sinh viên thấy được tính logic trong nội dung của môn học và giúp sinh viên tiếp cận môn học tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy, ở các nội dung môn học, giảng viên cần nêu ra chủ đề và vấn đề chính của kiến thức mà giảng viên muốn truyền đạt, gợi mở cho sinh viên đi sâu nghiên cứu và tìm hướng giải quyết vấn đề. Ví dụ: trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, sau khi nghiên cứu nội dung hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Vấn đề được đặt ra ở đây là: nếu giá trị sử dụng của hàng hóa là cái có thể nhìn thấy, cảm thấy như gạo dùng để ăn, quần áo dùng để mặc thì giá trị của hàng hóa được định nghĩa là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa lại không được biểu hiện ra bên ngoài. Nhìn vào một cái bàn, người ta thấy ngay được giá trị sử dụng của nó dùng làm gì, biết được để sản xuất ra nó thì người thợ mộc phải hao phí lao động. Nhưng vấn đề đặt ra là hao phí lao động đó

nằm ở đâu? Bởi nếu giá trị của hàng hóa không được biểu hiện ra bên ngoài thì người sản xuất ra nó không có cơ sở để trao đổi, để bán hàng hóa của mình.

Bằng sự gợi mở của giảng viên, thông qua việc trả lời các câu hỏi mà giảng viên đưa ra, sinh viên sẽ phải nghiên cứu và giải quyết vấn đề này. Cái đích mà giảng viên muốn đưa người học tới trong vấn đề này đó là giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua quá trình trao đổi. Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự phát triển của các hình thái giá trị, tiền tệ ra đời.

Sau khi giải quyết được vấn đề, giảng viên cần chốt lại những vấn đề chính của bài học, trao đổi trực tiếp với sinh viên trên tinh thần nâng cao chất lượng bài giảng.

Thông qua việc giải quyết vấn đề mà giảng viên đưa ra, sinh viên có thể lĩnh hội được những tri thức, kỹ năng là phương pháp nhận thức. Giảng dạy theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)