Đổi mới phương pháp thuyết trình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải (Trang 46 - 50)

Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp giảng dạy truyền thống được thực hiện trong hệ thống nhà trường đã từ lâu. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là thông báo – tái hiện. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của giảng viên và tính chất tái hiện khi lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Theo phương pháp này, giảng viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp giảng dạy, cung cấp kiến thức cho sinh viên. Sinh viên tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của giảng viên, hiểu, ghi chép và nhớ.

Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải cho thấy phương pháp giảng dạy này vẫn phù hợp với đặc trưng môn học và đặc điểm của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải. Theo các phân chia về mục tiêu giảng dạy của một bài học bất kỳ của Bloom thì các cấp độ người học cần đạt được là: biết, nhớ, hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo. Như vậy, để sinh viên biết, nhớ và hiểu nội dung kiến thức trong môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì không thể không sử dụng phương pháp thuyết trình. Nội dung môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin khái quát những nguyên lý chung, cơ bản nhất về con người, về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để sinh viên biết và hiểu được những vấn đề cơ bản đó thì giảng viên phải phân tích, giải thích, diễn giải cho sinh viên thông qua thuyết trình.

Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp thuyết trình một cách có hiệu quả và phát huy được những năng lực của sinh viên trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải thì đòi hỏi người giảng viên phải đổi mới phương pháp thuyết trình đó.

Thứ nhất, giảng viên phải xây dựng nội dung thuyết trình mang tính dẫn dắt sinh viên từ những kiến thức họ đã biết đến những nội dung mà giảng viên muốn truyền đạt.

Trong tiết giảng đầu tiên của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phần 2, điều quan trọng nhất trong thuyết trình của giảng viên không phải đi vào nội dung cụ thể của môn học mà phải đưa đến cho sinh viên cái nhìn tổng quan nhất của môn học. Phần thứ hai của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là “Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Trong phần thứ hai này, nội dung mà giảng viên cần truyền đạt đến sinh viên là 3 học thuyết: học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Với những kiến thức nền tảng của môn học như vậy, giảng viên bắt buộc phải sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống. Tuy nhiên, thuyết trình nội dung này không phải chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên mà thuyết trình mang tính chất gợi mở, phát huy năng lực nhận thức và sáng tạo của sinh viên. Mục đích của tiết học đầu tiên của môn học là giúp sinh viên

nhận thức được logic nghiên cứu của Mác khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu về một phương thức sản xuất đã, đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay nhưng Mác lại đi nghiên cứu bắt đầu từ khi con người bắt đầu xuất hiện, thỏa mãn các nhu cầu của mình như thế nào để tồn tại. Những kiến thức này sinh viên đã được trang bị khi còn học phổ thông, và thuyết trình của giảng viên là làm sao phát huy được năng lực nhận thức những kiến thức mới trên nền tảng của kiến thức mà sinh viên đã được học. Trong quá trình thuyết trình logic của vấn đề nghiên cứu, giảng viên phải chỉ rõ vị trí, vai trò của sinh viên ở đâu trong phương thức sản xuất của loài người, để họ thấy được tại sao họ phải học tập, phải nỗ lực, phải cố gắng trong nghề nghiệp để không bị đào thải ra khỏi phương thức sản xuất đó.

Thứ hai, giảng viên phải xây dựng nội dung thuyết trình theo nguyên tắc kết hợp lý luận và thực tiễn một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây là những yếu tố thực tiễn phải là những yếu tố điển hình, nổi bật, các sự kiện phải mang tính thời sự, liên hệ thực tiễn phải sát và phù hợp với những vấn đề lý luận mà giảng viên muốn đưa ra. Mỗi vấn đề thuyết trình gắn với thực tiễn, giảng viên cần phải phân tích để sinh viên thấy được nội dung thực tiễn gắn với nội dung lý luận như thế nào. Tuy nhiên, không phải nội dung nào của môn học cũng phải có liên hệ thực tế mà chỉ áp dụng với những nội dung quan trọng, cần thiết hay muốn tăng thêm tính thuyết phục. Bởi lẽ, nếu đưa quá nhiều liên hệ thực tiễn trong bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì không thể đảm bảo về mặt thời gian do dung lượng kiến thức quá nhiều, mặt khác, nếu tập trung nhiều quá những vấn đề thực tiễn, bài giảng có thể biến thành buổi nói chuyện thời sự. Ví dụ, khi thuyết trình nội dung đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa, giảng viên cho sinh viên so sánh giữa sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, so sánh trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay với Việt nam trong thời kỳ bao cấp ở những năm 80 của thế kỷ XX. Bằng những minh chứng, hình ảnh sinh động, bài thuyết trình của giảng viên sẽ hấp dẫn, đồng thời phát huy được năng lực nhận thức và năng lực tư duy biện chứng của sinh viên.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp thuyết trình.

hữu hiệu giúp quá trình dạy học sớm đạt được mục tiêu giảng dạy. Đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, công nghệ thông tin được ứng dụng trong đổi mới phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực hơn.

Một là, giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác hệ thống thông tin tư liệu trong chuẩn bị nội dung bài thuyết trình của mình. Đối với giảng viên, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là tất yếu. Hệ thống thông tin, tư liệu của môn học này rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều dạng khác nhau: văn bản, sách báo, số liệu, bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu… Đó là những “nguyên liệu” cần thiết để giảng viên xây dựng bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn. Đây là quá trình giảng viên học tập. lựa chọn, sử dụng các thiết bị công nghệ để khai thác tư liệu nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải. Hơn thế nữa, giảng viên còn có thể hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thế hệ trẻ nói chung và sinh viên ngày nay rất nhanh nhạy với ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập của họ. Tuy nhiên, với hệ thống những kiến thức khổng lồ trên mạng internet, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các kiến thức đó thì giảng viên phải là người hướng dẫn, định hướng cho họ. Đây là cách để giảng viên vừa nâng cao được chất lượng của bài giảng, bài thuyết trình, đồng thời còn phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Hai là, giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và trình bày bài giảng điện tử, bài tập.

Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và trình bày bài giảng, bài thuyết trình của giảng viên là quá trình sử dụng các phần mềm và phương tiện dạy học để xây dựng và giảng dạy giáo án, bài giảng. Để thiết kế và trình bày bài giảng điện tử môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay và xây dựng các bài tập, bài thảo luận thì có 2 phần mềm phổ biến nhất là eXe e – learning và Microsoft Powerpoint là phổ biến nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế và thuyết trình bài giảng của giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải đã làm cho phương pháp thuyết trình của giảng viên hấp dẫn hơn rất nhiều, không chỉ là những con chữ khô khan, mà bài giảng còn có cả những hình ảnh minh họa, những đoạn video clip, những biểu đồ nhiều màu sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên, với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin giảng viên vẫn nên kết hợp cả bài giảng điện tử và phương pháp thuyết trình bảng phấn truyền thống, nhất là khi giải thích các ví dụ: quá trình sản xuất giá trị thặng dư, thực chất và động cơ của tích lũy tư bản… để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn học.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)