CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO NGÀNH HÀNG

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MILO TẠI VIỆT NAM VỚI DÒNG SẢN PHẨM “MILO BỮA SÁNG CÂN BẰNG” (Trang 38 - 42)

NGÀNH HÀNG

Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Một thương hiệu có uy tín đã được chấp nhận sẽ tạo ra 1 sự tin cậy cho khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu đó.

Như vậy một chiến lược phát triển thương hiệu về mặt sản phẩm và truyền thông hiệu quả là rất quan trọng.Có thể đánh giá, chiến dịch của nhãn hàng Milo đã được thực hiện một cách bài bản, linh hoạt, sáng tạo và mang lại những thành công to lớn trong dòng sản phẩm sữa nước. Từ chiến dịch của “Milo - Bữa sáng cân bằng”, một số bài học được rút ra cho ngành hàng như sau:

Thứ nhất,cần tìm hiểu kĩ tiềm năng thị trường cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm của thị trường. Thị trường tiềm năng là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Sự quan tâm của người tiêu dùng chưa đủ để định rõ một thị trường. Những khách hàng tiềm năng đó còn phải có thu nhập đủ để mua món hàng đó. Giá cả càng cao, lượng người có thể có đủ thu nhập dành cho việc mua món hàng đó càng ít. Quy mô của một thị trường là hàm số của cả sự quan tâm lẫn thu nhập. Milo đã tiếp cận một cách đúng đắn thị trường tiềm năng là Việt Nam dựa trên các yếu tố như độ tuổi, cơ cấu dân số, nhân khẩu học, hoàn cảnh xã hội.

Thứ hai,cần nắm bắt được các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước. Điều này cho biết thông tin thích hợp về độ bão hòa của thị trường, cơ hội kinh doanh và các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành. Cùng với đó cho biết khách hàng nhìn nhận nhãn hàng như thế nào so với đối thủ cạnh tranh cũng như điểm mạnh-điểm yếu để xem doanh nghiệp có thể cải thiện ở đâu và tận dụng thị trường ngách thế nào cho phù hợp. Một số đối thủ của Milo được xác định là

Vinamilk, Dutch Lady, Ovaltine, tuy nhiên có thể thấy rõ, với sản phẩm sữa uống lúa mạch, Milo vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba,cần triển khai sản phẩm trúng với tâm lý khách hàng. Với vấn đề được đặt ra rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, tuy nhiên, thực phẩm ăn sáng của trẻ chưa đa dạng và chưa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, Milo đã giải quyết hoàn hảo bài toán về sự tiện lợi mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của người tiêu dùng. Milo không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, mà còn tạo điều kiện tốt nhất để các em nhỏ luyện tập thể thao. Ông Ali Abbas, Giám đốc ngành hàng MILO và sữa tại Nestlé Việt Nam, chia sẻ: “Nestlé MILO luôn đồng hành cùng với sự phát triển của thế hệ trẻ em Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để giới thiệu những sản phẩm dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của trẻ. Thông qua sản phẩm MILO Thức Uống Bữa Sáng Cân Bằng, chúng tôi mong muốn mang đến những bữa sáng cân bằng cho các em nhỏ, giúp các em khởi đầu ngày mới như một nhà vô địch, góp phần tạo nên một thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh."

Thứ tư,cần thiết lập chiến lược hành động hợp lý với nội dung kế hoạch cụ thể cùng với timeline rõ ràng. Nhờ triển khai kế hoạch truyền thông tích hợp đa kênh, nhãn hàng đã tận dụng tối đa các công cụ trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị với cùng một ý tưởng, vượt ra ngoài phạm vi mà thông điệp mang lại, trở thành sợi dây liên kết xuyên suốt để đảm bảo khách hàng có thể tiếp nhận sản phẩm đa dạng trên nhiều kênh truyền thông. Nhãn hàng cần trả lời được các câu hỏi: “Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu?”, “Các hoạt động chính (key hook) và hoạt động truyền thông chủ đạo (key message) là gì?”, “Đâu là những hoạt động phụ trợ cho từng giai đoạn?” Milo đã triển khai hành động đa kênh, linh hoạt, bao gồm cả kênh số hóa và kênh truyền thông truyền thống kết hợp bán hàng, tương tác trực tiếp với các hoạt động được phân thành các giai đoạn rõ ràng nhằm từng bước tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Nhãn hàng đã đặc biệt đẩy mạnh đa dạng hóa truyền thông cho chiến dịch với sự phân bổ ngân sách, thời gian, nguồn lực hợp lý.

Cuối cùng, sau mỗi chiến dịch, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch từ đó rút ra bài học phát triển sau này bằng việc khắc phục những hạn chế và phát huy điểm mạnh. Các nội dung đánh giá bao gồm: Mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ nhận biết chiến dịch, mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông, sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu, sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác) và các phản hồi từ khách hàng.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội hiện nay, thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, nó còn tác động đến sự thành – bại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, thương hiệu không chỉ dừng lại ở một cái tên, xa hơn là sự định vị hình ảnh của một công ty, doanh nghiệp, một cá nhân hay tổ chức trong long khách hàng. Nếu nhờ chất lượng hay dịch vụ đi kèm mà giá trị sản phẩm có thể tăng gấp đôi thì việc tạo dựng một thương hiệu bền vững trong tâm trí khách hàng sẽ giúp giá trị đó tăng lên gấp nhiều lần.

Milo đã và đang xây dựng thương hiệu theo hướng chất lượng nhằm định vị thương hiệu của mình với tệp khách hàng thân thiết và tiềm năng, cũng như đã tìm cho mình một chỗ đứng và một giá trị nhất định trên thị trường thức uống lúa mạch.

Quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu một cách hiệu quả thông qua việc định hướng xây dựng thương hiệu từ tầm nhìn, sứ mệnh đến việc truyền thông cho khách hàng. Từ những thông tin thu thập được kết hợp cùng kiến thức, nhóm đã đưa ra những đánh giá và bài học rút ra nhằm tạo dựng thương hiệu tốt hơn trong tương lai.

Bài làm không tránh khỏi những sai sót do hạn chế về tài liệu, kiến thức, chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MILO TẠI VIỆT NAM VỚI DÒNG SẢN PHẨM “MILO BỮA SÁNG CÂN BẰNG” (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)