7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Nông Sơn,
Sơn, tỉnh Quảng Nam
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên 47.163,64 km2. Huyện có 07 xã, dân số là 34.524 người. Diện tích đất lâm nghiệp 39.030,61 ha, chiếm 85,23% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất rừng sản xuất 11.028,61 ha, rừng phòng hộ là 10.518 ha và rừng đặc dụng là 17.484 ha;, tỉ lệ che phủ rừng đạt 53,9%; trữ lượng gỗ của huyện khoảng 20 triệu m3, đất có rừng là 30.046 ha. Rừng giàu ở huyện Nông Sơn có khoảng 18 nghìn ha, có trữ lượng gỗ khoảng 65 m3/ha. Huyện Nông Sơn có khu bảo thồn tiên nhiên Voi thuộc thôn Cấm La, xã Quế Lâm [27]
Từ luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của Hồ Thị Hoàng Nga có thể rút ra một số kinh nghiệm của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam về bảo vệ và phát triển rừng là:
Thứ nhất, cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng nói riêng và quản lý nhà nước về lâm nghiệp nói chung; không được khoán trắng cho các chủ rừng.
Thứ hai, cần phải có cơ chế pháp lý vững chắc để ràng buộc; phải đảm bảo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng cho cá nhân và tổ chức. Người dân và tổ chức liên quan chỉ thực sự đầu tư và phát triển rừng bền vững khi họ được giao quyền chắc chắn thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và sử dụng rừng. Khi đó sẽ loại trừ được tình trạng “cha chung không ai khóc” và sự thiếu trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.
rừng từ cộng đồng. Mỗi cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia vào hoạt động lâm nghiệp, đều gắn liền với cộng đồng nơi họ sinh sống, đặc biệt là các hộ gia đình tại nơi có rừng, mối quan hệ của họ với các gia đình khác và với địa phương vốn rất chặt chẽ. chính cộng đồng lại là người giám sát hiệu quả hoạt động của các thành viên trong cộng đồng của mình.
Hình 1.3: Mô hình quản lý rừng cộng đồng huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam