7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Vân Canh,
Canh, tỉnh Bình Định
Vân Canh là huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam tỉnh Bình Định.
Huyện có 07 đơn vị hành chính (06 xã và 01 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên 80.425,45 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 69.717,04 ha chiếm 86,6% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng tự nhiên 37.917,49 ha, diện tích đất có rừng trồng 15.269,51 ha, diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 16.530,04 ha. Đất rừng phòng hộ 27.282,38 ha, sản xuất 42.434,66 ha. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 28,44%/năm, trong đó năm 2016 cao nhất là 58,24%, thấp nhất là năm 2018 đạt 9,71%, năm 2020 đạt 706,4 tỉ đồng, tăng 52,32% so với 2016. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng mạnh là do diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy tăng. Cơ cấu lâm nghiệp 2016 chiếm 37,55%, năm 2020 chiếm 45,72%.
Kinh tế huyện Vân Canh, giai đoạn 2016- 2020 phát triển khá. Bình quân diện tích rừng trồng hằng năm 2.150 ha/năm; năng suất, chất lượng, doanh thu và lợi nhuận trên mỗi ha rừng ngày càng cao. Năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 706,4 tỉ đồng, tăng bình quân 16,0%/năm. Giá trị sản xuất trồng và chăm sóc rừng 2020 đạt 184,3 tỉ đồng, tăng 13,23%/năm. Giá trị khai thác gỗ 2020 đạt 490,5 tỉ đồng, tăng bình quân 16,33%/năm. Giá trị sản xuất dịch vụ lâm nghiệp 2020 đạt 25,4 tỉ đồng, tăng bình quân 39,55%/năm.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng lâm nghiệp và công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp như sau:
Thứ nhất, công tác quy hoạch lâm nghiệp của huyện được làm khoa học, toàn diện, có chiều sâu và tầm nhìn chiến lược. Việc lập quy hoạch phát triển lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể KT-XH của huyện và quy hoạch phát triển lâm nghiệp chung của tỉnh Bình Định và quốc gia.
Thứ hai, công tác QLBV&PTR được cả hệ thống chính trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Các lực lượng liên ngành phối hợp với các chủ rừng tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép giảm sâu (trong 5 năm diện tích rừng bị phá 20,28 ha, lấn chiếm đất lâm nghiệp 68,681 ha, thu hồi 78,239 m3 gỗ các loại; xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách 942.884 triệu đồng). Các vụ việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép là ít nhất so với các huyện trong tỉnh.
Thứ ba, huyện luôn chú trọng đến việc quy hoạch phát triển rừng bền vững; nhất là quy hoạch trồng cây gỗ lớn khu vực đầu nguồn các công trình thủy lợi, cấp nước... đề vừa phòng hộ vừa khai thác, chế biến. Năm 2020, tổng diện tích rừng 53.600 ha, rừng trồng 15.600 ha; quy hoạch trồng rừng gỗ lớn 25,3%, giá trị khai thác, chế biến lâm sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, ngoài việc sử dụng công nghệ hiện đại như internet, mạng xã hội, các cơ quan thông tin, tuyên truyền còn sử dụng phương thức tuyên truyền miệng, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nên mang lại hiệu quả cao.