Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 48 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

An Lão là huyện miền núi vùng cao, thu ngân sách của huyện rất thấp (năm 2020 giao thu ngân sách huyện 39,4 tỉ đồng, chi ngân sách 499,03 tỉ đồng), nên phải nhờ vào trợ cấp ngân sách cấp trên. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ; đời sống Nhân dân nhiều khó khăn; kinh tế chủ yếu là dựa vào N-LN. Tổng GTSX năm 2020 đạt 1.450,3 tỉ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,06%. Tuy nhiên, tỉ trọng GTSX N-LN vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế (55,51%). Tỉ trọng GTSX N-LN-CN-DV năm 2015 là (60,69%-12,55%-26,76%), năm 2020, tỉ lệ là (55,51%-19,64%-24,85%). Trong đó tỉ trọng lâm nghiệp chiếm 25,89% (325,70 tỉ đồng) trong tổng GTSX của huyện, tăng 97% so với năm 2015 (194,2 tỉ đồng) [10, tr. 2].

An Lão thuộc 62 huyện nghèo của cả nước với 43/57 thôn đặc biệt khó khăn. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo từ 2016- 2020 giảm trung bình là 7,8%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2016 chiếm 64,87%,

2.1.2.2. Tình hình dân số.

Phân bổ dân số: Tổng dân số toàn huyện năm 2020 là 27.859 người, mật độ dân số trung bình rất thấp (40 người/1km2). Tỉ lệ nam 13.785 người, chiếm tỉ lệ 49,5%. Nữ 14.074 người, chiếm tỉ lệ 50,5%. Trong đó cơ cấu thành thị 4.163 người chiếm tỉ lệ 14,9%, nông thôn 23.696, chiếm tỉ lệ 85,1%.

Giới tính và độ tuổi: Theo số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ nam- nữ trên địa bàn huyện tương đối cân bằng. Dân số từ 0-14 tuổi 7.681 người (27,57%); dân số từ 15-60 tuổi 17.699 người (63,53%); dân số trên 60 2.479 người (8,9%). Qua thống kê về độ tuổi cho thấy dân số trong độ tuổi lao động cao, đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển KT-XH của huyện.

Bảng 2.5: Dân số chia theo giới tính và độ tuổi năm 2020

STT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

2.1.2.3. Về lao động và việc làm

Dân số từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2015- 2020 chiếm 72,43% trong tổng dân số; quy mô tăng trưởng dân số từ 15 tuổi trở lên trong giai đoạn này tương đối ổn định, năm 2016 (88,05%), năm 2020 (72,43%) tổng dân số của toàn huyện. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 63,53% tổng dân số của toàn huyện. Năm 2016 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 15.918 người đến 2020 là 17.699 người, tăng 11,2% [53].

Lực lượng lao động của huyện An Lão chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, phần lớn chưa được đào tạo nghề, chất lượng lao động còn thấp. Năm 2020, tỉ lệ lao động trong 2 khu vực tương ứng là 70,54%, 9,98% và 19,48%. Qua số liệu về cơ cấu lao động của huyện cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và và dịch vụ là không đáng kể [54].

Bảng 2.6: Dân số chia theo thành thị, nông thôn năm 2020

Đơn vị tính: Nghìn người STT Xã, thị trấn 01 Thị trấn An Lão 02 Xã An Hưng 03 Xã An Trung 04 Xã An Dũng 05 Xã An Vinh 06 Xã An Toàn 07 Xã An Tân 08 Xã An Hòa 09 Xã An Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w