7. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Hoàn thiện tổ chức bộ máy cán bộ ngành lâm nghiệp; đào tạo nguồn
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lâm nghiệp
Hiện nay Hạt Kiểm lâm huyện chỉ có 20 biên chế, quản lý trên diện tích hơn 60.209,91 ha rừng; BQLRPH có 16 biên chế và 22 nhân viên hợp đồng, nhưng phải quản lý diện tích 18.399,08ha, BQLRĐD An Toàn 24 biên chế, quản lý diện tích 22.682,09 ha, nên không đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ tuần tra, kiểm soát, theo dõi diễn biến rừng và PCCCR hằng năm. Theo quy định hiện nay không được bổ sung thêm biên chế, nên rất khó khăn cho công tác QLBVR. Vì vậy, đề nghị cần tăng thêm nguồn kinh phí cho các cơ quan, đơn vị và địa phương để hợp đồng thuê người tuần tra, kiểm tra rừng định kỳ và đột xuất khi cần thiết.
Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn củng cố biên chế của các xã; đảm bảo mỗi địa phương đều có một công chức phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lâm nghiệp. Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên sâu ở một số lĩnh vực quan trọng như giống, lâm sinh, công nghệ chế biến gỗ và lâm sản ngoài gồ, quản lý lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu..
Ủy ban Nhân dân huyện chủ trì và chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện, BQLRPH và Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện trong hoạt động tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp sẽ phù hợp, hiệu quả hơn, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, hoặc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
3.2.7.2. Về đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác lâm nghiệp trên địa bàn huyện được tham quan, học tập, tập huấn nghiệp vụ, kinh nghiệm QLBVR, quản lý lâm sản, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp,....đồng thời nghiên cứu triển khai áp dụng những mô hình, giải pháp hay, hiệu quả, phù hợp đối với điều kiện huyện nhằm hạn chế mức thấp nhất vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của cơ quan, công chức kiểm lâm trên địa bàn.
Quy định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến xã trong quản lý các hoạt động lâm nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và cán bộ, công chức tiếp tay cho phá rừng. Nâng cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương. Địa phương nào nào để xảy ra phá rừng, lần chiếm đất lâm nghiệp, thì xử lý trách nhiệm của người đứng đầu là đồng chí Bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND cấp xã.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Trung ương
Chính phủ trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai 2013 cho phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017, nhất là một số nội dung liên quan đến việc giao rừng và cho thuê đất cho phù hợp.
Cần bổ sung một số chính sách mới để phát triển lâm nghiệp bền vững theo quy định của Luật lâm nghiệp 2017. Hiện nay, một số chính sách trước đây theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã không còn phù hợp.
Đề nghị tăng số tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Hiện nay mức khoán 400.000đ/ha/năm là quá thấp, không khuyến khích người dân tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.
3.3.2. Đối với cấp tỉnh.
UBND tỉnh hằng năm, quan tâm tăng nguồn kinh phí QLBVR cho huyện An Lão. Vì đối với các huyện miền núi, ngân sách chủ yếu từ trợ cấp cấp trên, nên không đảm bảo kinh phí cho công tác QLBV&PTR.
UBND tỉnh cho chủ trương chuyển giao số diện tích rừng phòng hộ 7.940 ha (rừng tự nhiên) đang do các xã, thị trấn quản lý về cho BQLRPH quản lý sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay số diện tích này quản lý không hiệu quả.
3.3.3. Cấp huyện
UBND huyện cần điều chỉnh quy hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững của huyện giai đoạn 2020-2025 theo hướng tăng diện tích quy hoạch trồng
rừng gỗ lớn, nhằm bảo vệ môi trường, phát triển hoạt động thương mại, chế biến lâm sản, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cư dân miền núi.
UBND huyện chỉ đạo sớm giao đất, giao rừng cho Nhân dân xã An Dũng thuộc Dự án tái định cư hồ chứa nước Đồng Mít, để người dân ổn định và an tâm sản xuất, nhằm ngăn ngừa tình trạng người dân thiếu đất sản xuất sẽ dẫn đến phá rừng làm nương rẫy trái phép.
Nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp như: “bảo tồn cây sim”, mô hình “trồng cây dược liệu”, mô hình trồng “cây chè dây”, mô hình “khoanh nuôi tái sinh mây tự nhiên” để nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân để họ an tâm sống gắn bó với rừng mà không phá rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, nhà nước về phát triển lâm nghiệp bền vững và định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bình Định nói chung, huyện An Lão nói riêng; để khắc phục những hạn chế, tồn tại được phân tích từ thực trạng ở chương 2. Luận văn đề xuất bảy nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện. (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, nhất là công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (2) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp. (3) Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững. (4) Đẩy mạnh giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; tăng cường QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy và chữa cháy rừng. (5) Ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh khuyến lâm; xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại. (6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác QLNN về lâm nghiệp. (7) Hoàn thiện tổ chức bộ máy cán bộ ngành lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu QLNN về lâm nghiệp.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp là nội dung quan trọng nhằm thực hiện tốt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về lâm nghiệp là quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng, sử dụng rừng, phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản theo chuỗi một cách hợp lý, vừa giữ vững được trạng thái cân bằng về tài nguyên thiên nhiên rừng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất của ngành lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện An Lão, tỉnh Bình Định còn rất nhiều khó khăn; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp còn chưa hợp lý. Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về lâm nghiệp chưa đồng bộ, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế về số lượng và chất lượng dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp còn diễn ra. Việc thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Rừng trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng gỗ chế biến nguyên liệu giấy, chưa quy hoạch trồng rừng gỗ lớn.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành nên giai đoạn 2016-2020 công tác quản lý về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão được thực hiện tương đối tốt hơn; tỉ lệ che phủ rừng đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất từ lâm nghiệp ngày càng tăng, nhận thức về lâm nghiệp được nâng lên. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Từ những đánh giá thực trạng, làm rõ những nguyên nhân yếu kém, trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp và rút ra các kinh nghiệm quý cho địa phương. Căn cứ vào định hướng, chiến lược phát triển tổng thể kinh tế- xã
hội của huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; khai thác chế biến và thương mại lâm sản trong thời gian đến. Đồng thời đề xuất bảy nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian đến, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2017), Chỉ thị số 13-CT/TW, “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tập 1.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tập 2.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2021) Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2021), Chương trình hành động
số 11-CTr/TU, của Tỉnh ủy Bình Định “Thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh Bình Định và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Lão (2015), Chương trình hành động số 08-CTr/HU thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ
huyện “Về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016- 2020”.
9.Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Lão, tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo số 292-BC/HU, “Tổng kết Chương trình hành động số 08-CTr/HU của Huyện ủy “Về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016- 2020”. 10. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Lão, tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Lão lần thứ XIX.
11. Ban Thường vụ Huyện ủy An Lão (2017), Chỉ thị số 30-CT/HU, “Về việc
12. Ban Quản lý rừng phòng hộ An Lão, tỉnh Bình Định, Báo cáo kết quả thực hiện công tác hằng năm, phương hướng nhiệm vụ công tác các năm từ 2015 đến 2020.
13. Ban Quản lý Rừng Đặc dụng An Toàn, Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm và phương hướng, nhiệm vụ từ 2016 đến 2020.
14. Bộ Tư pháp và Bộ Tài Nguyên Môi trường (2015), Cẩm nang hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. 15. Bùi Kim Hiếu. Giáo trình quản lý nhà nước về lâm nghiệp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.
16. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2015), Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động cùa thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
17. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2016), Nghị định số 168/2016/NĐ-CP
ngày 27/12/2016 “Về khoán rừng, vườn cây, diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trảch nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước”.
18. Chính phủ Nước CHXHCNVN. Nghị định 75/2017/NĐ-CP, “Về cơ, chế
chính sách bảo vệ, phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020”.
19. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2016), Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, ngày 23/8/2016 “Về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu”.
20. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2016), Nghị quyết số 71/2017/NĐ-CP, ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.
22. Chi cục Thống Kê huyện An Lão, tỉnh Bình Định (2020), Niên giám thống kê huyện An Lão.
23. Đỗ Hoàng Toàn. Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017.
24. Hà Công Tuấn. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
rừmg ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.
25. Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Báo cáo tổng kết hằng năm, phương hướng, nhiệm vụ các năm 2016 đến 2020.
26. Hoàng Văn Tuấn. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015.
27. Hồ Thị Hoàng Nga. Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ
thực tiễn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Hà Nội, 2019.
28. Nguyễn Thanh Huyền. Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013.
29. Nguyễn Thị Ngọc Bích. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, Luận văn thạc sỹ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 30. Nguyễn Văn Vân. Tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2001.
31. Phan Huy Đường. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2015.
32. Quốc hội Việt Nam khóa 11 (2004), Luật số 29/2004/QH11, ngày 03/12/2004. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004.
33. Quốc hội Việt Nam khóa 12 (2010), Luật số 56/2010/QH12, ngày 29/11/2010, Luật Thanh tra 2010.
34. Quốc hội Việt Nam khóa 13 (2013), Luật số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013, Luật Đất đai 2013.
35. Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2017), Luật số 16/2017/QH14, ngày 15/11/2017, Luật Lâm nghiệp 2017.
36. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, “Chiến
lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006–2020”.
37. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, “Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng, giai đoạn 2011- 2020”.
38. Thủ tướng Chính phủ (2012) Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, “Ban
hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng”.
39. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 17/QĐ-TTg, “Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ”.
40. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, “Ban
hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng, đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty lâm nghiệp”.
41. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 “Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020”.
42. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 523/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam gỉai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
43. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1719/QĐ-TTg, “Phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hộivùng đồng bào dân