Tuyên ngôn của đảng công nhân theo phái tự do

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 7 pot (Trang 25 - 28)

theo phái tự do 149

I

Bài báo của N.R ⎯ cốp đăng trên tạp chí "Bình minh của chúng ta", số 9- 10, đáng đ−ợc gọi chính là nh− vậy.

Dù cho các nhà mác-xít có bị tổn thất nặng nề vì mất N. R ⎯ cốp, một ng−ời đã từng đem nghị lực ra phục vụ trung thành đảng công nhân trong các năm có cao trào, thì lợi ích của sự nghiệp vẫn phải đặt cao hơn bất kỳ quan hệ cá nhân hay quan hệ bè phái nào, cao hơn bất kỳ hồi ức "tốt đẹp" nào. Lợi ích của sự nghiệp buộc ng−ời ta phải thừa nhận rằng tuyên ngôn của anh chàng thủ tiêu chủ nghĩa mới này, với quan điểm thẳng thắn, rõ ràng, hoàn chỉnh, thật có ích rất nhiều. N. R ⎯ cốp cho phép và buộc phải đặt vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về "hai đảng", đứng ngoài bất kỳ đề tài "xung đột" nào, trên cơ sở thuần tuý t− t−ởng và thậm chí, trên một mức độ đáng kể, ở ngoài cả việc phân chia ra phái bôn-sê-vích và phái men-sê-vích. Sau R ⎯ cốp ng−ời ta không thể chỉ nói nh− tr−ớc đây về chủ nghĩa thủ tiêu, vì ông

ta đã nâng hẳn vấn đề lên một cơ sở cao hơn. Và sau R ⎯ cốp ng−ời ta không thể chỉ nói về chủ nghĩa thủ tiêu đ−ợc, bởi vì tr−ớc mắt chúng ta đã có một đề án hoàn chỉnh nhất mà ng−ời ta có thể hình dung đ−ợc, về những hành động thực tiễn trực tiếp.

N. R ⎯ cốp bắt đầu bằng việc trình bày "nhiệm vụ khách quan cơ bản ở Nga", sau đấy chuyển sang đánh giá cách mạng, tiếp nữa, phân tích tình hình tr−ớc mắt, nói một cách rõ ràng và chính xác về từng giai cấp, và kết thúc bằng sự miêu tả hết sức

464 V. I. Lê-nin

rành mạch tất cả bộ mặt của cái "hội chính trị công khai của công nhân", một hội mới mà, theo lời ông ta, cần phải thành lập ngay và "thực hiện thực sự". Nói tóm lại, R ⎯ cốp bắt đầu từ đầu và nhất quán đi đến tận cuối, đúng nh− một ng−ời ít nhiều nhận thức đ−ợc trách nhiệm chính trị quan trọng về lời nói và hành động của mình, phải làm. Và phải nói công bằng cho R ⎯ cốp: từ đầu đến cuối, ông ta đã hết sức triệt để đem chủ nghĩa tự do thay thế cho chủ nghĩa Mác.

Hãy xét điểm xuất phát trong nghị luận của ông ta. Ông ta cho rằng điều sau đây là "hoàn toàn không thể nghi ngờ và chối cãi đ−ợc": "nhiệm vụ khách quan cơ bản của n−ớc Nga hiện nay là hoàn thành triệt để việc thay thế ph−ơng thức kinh doanh tham tàn, thô bạo, nửa nông nô, bằng chủ nghĩa t− bản có văn hoá". Theo ý kiến của ông ta, điều còn phải tranh luận là phải xét xem n−ớc Nga đã đạt tới hay ch−a đạt tới tình hình mà trong đó "dù ch−a loại trừ khả năng có những cơn bão táp xã hội, nh−ng trong một t−ơng lai không xa, những cơn bão táp đó không phải là tất yếu, không tránh khỏi".

Chúng ta thì cho rằng điều sau đây là hoàn toàn không thể nghi ngờ và chối cãi đ−ợc: đấy là cách đặt vấn đề thuần tuý tự do chủ nghĩa. Phái tự do chỉ giới hạn trong việc xét xem sẽ có "chủ nghĩa t− bản có văn hóa" hay không, sẽ có "bão táp" hay không. Ng−ời mác-xít không cho phép chỉ giới hạn trong việc đó, mà đòi hỏi phải phân tích xem trong xã hội t− sản đang tự giải phóng,

những giai cấp nào hay những tầng lớp nào trong các giai cấp

đang tiến hành một đ−ờng lối này hay một đ−ờng lối khác, một đ−ờng lối cụ thể xác định nhằm thực hiện việc giải phóng đó, nhằm tạo ra chẳng hạn những hình thức chính trị này hay những hình thức chính trị khác của cái gọi là "chủ nghĩa t− bản có văn hoá". Trong thời gian "bão táp" và trong thời gian rõ ràng là không có bão táp, những ng−ời mác-xít tiến hành một đ−ờng lối khác về nguyên tắc với chủ nghĩa tự do: đ−ờng lối tạo ra những hình thức sinh hoạt thật sự dân chủ, chứ không phải những hình thức sinh hoạt "có văn hoá" nói chung. Phái tự do, tỏ vẻ là một

Thông cáo về buổi thuyết trình của V. I. Lê-nin về đề tài "Tuyên ngôn của đảng công nhân theo phái tự do",

ngày 14 (27) tháng M−ời một 1911 ở Pa-ri ảnh thu nhỏ

Tuyên ngôn của đảng công nhân theo phái tự do 467

đảng siêu giai cấp, nói rằng: tất cả chúng ta đều h−ớng đến "chủ nghĩa t− bản có văn hoá". Những ng−ời mác-xít nói với công nhân và với toàn thể phái dân chủ rằng: chúng ta không nên hiểu chữ "có văn hóa" nh− phái tự do đang giải thích.

Trong khi phê bình "các nhà quan sát nông cạn" là những kẻ cho rằng "cuộc cách mạng của chúng ta đã không thành công", R ⎯ cốp đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác một cách còn nổi bật hơn, điển hình "theo kiểu giáo s−". R ⎯ cốp viết: "Giới trí thức yếu thần kinh lúc nào và ở đâu cũng đều than vãn thở dài, để rồi sau đó đi đến suy nh−ợc tinh thần, phản bội và chủ nghĩa thần bí". "Nhà quan sát suy nghĩ chín chắn" thì biết rằng "những hành vi cuồng bạo của phái phản động th−ờng phản ánh những biến đổi xã hội sâu sắc nhất", rằng "trong thời kỳ phản động, những tập đoàn và những lực l−ợng xã hội mới đang hình thành và đang chín muồi".

R ⎯ cốp lập luận nh− vậy. Ông ta biết đặt vấn đề "phản bội" một cách hết sức phi-li-xtanh (mặc dù là với những chữ thông thái) đến mức là mối liên hệ giữa những tâm trạng phản cách mạng ở Nga với địa vị và lợi ích của những giai cấp nhất định, đã hoàn toàn biến mất. Không một phần tử nào trong phái

"Những cái mốc", tức là phần tử phái tự do phản cách mạng hăng hái nhất, cãi lại sự thật là trong thời kỳ phản động, các lực l−ợng mới đang chín muồi, không một cộng tác viên nào tham gia viết tập sách dày năm quyển của phái thủ tiêu ⎯ tập sách này đã bị các phần tử men-sê-vích −u tú bác bỏ ⎯ lại không đồng ý điểm này. Trong tác phẩm của nhà sử học của chúng ta, bộ mặt cụ thể và tính chất giai cấp của phái phản cách mạng ở n−ớc ta đều biến mất tăm tích, chỉ còn lại những lời nói suông tầm th−ờng và rỗng tuếch về thần kinh yếu đuối của một số trí thức này và năng lực quan sát chín chắn của một số trí thức khác. Vấn đề quan trọng nhất đối với ng−ời mác-xít, tức là vấn đề xem cuộc cách mạng của chúng ta đã chỉ ra nh− thế nào những ph−ơng pháp hành động khác nhau và những khuynh h−ớng khác nhau của các giai cấp khác nhau và xét xem vì sao điều đó đã gây ra thái

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 7 pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)