4. Ý nghĩa của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thu thập số liệu có sẵn từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu này bao gồm:
Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên mạng internet...
Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất.
Ðiều tra số liệu thứ cấp về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung và quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nói riêng; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa và Văn phòng Ðăng ký QSDÐ, các phòng ban chuyên môn của huyện Ứng Hòa và UBND các xã, thị trấn được lựa chọn điều tra.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất, có thể chia các xã, thị trấn của huyện Ứng Hòa thành 2 nhóm xã: Vùng đô thị - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, có tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển mạnh, có biến động đất đai nhiều; vùng các xã thuần nông, có biến động đất đai ít hơn. Cụ thể, chia thành 2 vùng điều tra:
Vùng 1 là vùng trung tâm gồm khu vực thị trấn và các xã gần trung tâm huyện.Tôi chọn 3 xã, Thị trấn là: Xã Hòa Nam, xã Liên Bạt và Thị trấn Vân Đình là điểm điều tra ở đây hộ gia đình thực hiện các quyền sử dụng đất của mình nhiều hơn trên địa bàn của huyện.
Vùng 2 là vùng các xã xa trung tâm, có biến động đất đai ít. Bao gồm 26 xã: Đại Hùng, Đồng Tân, Hòa Lâm, Hòa Xá, Phù lưu, Sơn Công, Trung Tú, Viên An, Cao Thành, Đội Bình, Đồng Tiến, Hồng Quang, Lưu Hoàng, Phương Tú, Tảo Dương Văn, Trường Thịnh, Viên Nội, Đại Cường, Đông Lỗ, Hoa Sơn, Hòa Phú, Kim Đường, Minh Đức, Quảng Phú Cầu, Trầm Lộng, Vạn Thái. Trong đó chọn 3 xã là: Xã Hồng Quang, Đông Lỗ và Đại Cường làm mẫu điều tra để điều tra phỏng vấn nhằm xác định các vấn đề trong quá trình chuyển nhương, thừa kế và tặng cho quyền SD đất.
Đối tượng điều tra bao gồm:
Nhóm 1: Người dân tại các địa phương;
Nhóm 2: Cán bộ địa chính và cán bộ quản lý đất đai cấp xã, huyện. Tổng số phiếu ĐT dự kiến như sau:
- Đối với cấp xã và huyện 18 phiếu gồm: Cán bộ địa chinh, cán bộ quản lý đất đai cấp xã (PCT xã phụ trách đất đai) 12 người(2 người/xã, thị trấn x 6 xã, thị trấn = 12người); Cán bộ quản lý đất đai cấp huyên: 6 người Đối với người dân: số phiếu điều tra là 180 phiếu:
6 xã, thị trấn x 30 phiếu / xã, thị trấn =180 phiếu
Chọn hộ điều tra dựa trên nguyên tắc ngẫu nhiên các hộ có thực hiện chuyển nhượng, thừa kế tặng cho QSDÐ trong giai đoạn 2015-2019. Phiếu điều tra được soạn thảo riêng cho 2 đối tượng điều tra (phiếu điều tra cán bộ quản lý đất đai, phiếu điều tra người dân). Câu hỏi điều tra gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở có nội dung khai thác sự hiểu biết của người được phỏng vấn.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các hộ gia đình tham gia vào việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.
2.4.4. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu
Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, thừa kế tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ứng Hòa. Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn xã, thị trấn, từng nội dung chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ và từng năm để lập thành bảng. Sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
3.1.1.Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ứng Hòa nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 của huyện là 18.375,25ha, huyện có đường ranh giới giáp với các địa phương:
-Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai; -Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;
-Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam); -Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức;
Toàn huyện có 28 xã và 01 thị trấn, Ứng Hòa có vị trí thuận lợi là nằm trên đường Quốc lộ 21B, cách quận Hà Đông 30km về phía Bắc và cách khu du lịch chùa Hương 20km về phía Nam. Huyện có đường 428, đường 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Ứng Hòa có dạng địa hình đồng bằng, có độ dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ cao so với mực nước biển trung bình đạt 1,6m. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện Ứng Hòa có thể được chia làm 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng 1:Vùng ven sông Đáy gồm 13 xã: Viên An, Viên Nội, Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến, thị trấn Vân Đình, Vạn Thái, Hòa Xá, Hòa Nam, Hòa Phú, Phù Lưu, Lưu Hoàng, Hồng Quang. Các xã vùng ven sông Đáy thường trồng cây công nghiệp ngắn ngày phía ngoài đê và trồng lúa phía trong đê.
Tiểu vùng 2: Vùng nội đồng gồm 16 xã: Hoa Sơn, Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Liên Bạt, Phương Tú, Tảo Dương Văn, Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, Kim Đường, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Đại Hùng, Đại Cường, Đông Lỗ, Đội Bình. Do điều kiện địa hình vàn thấp và trũng, không được phù sa bồi đắp hàng năm nên đất đai có độ chua cao, trồng trọt thường là 2 vụ lúa và 01 vụ đông.
Nhìn chung, điều kiện địa hình của huyện cơ bản thuận lợi cho việc khai thác triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện. Tuy nhiên địa hình của huyện cũng có những hạn chế nhưng không lớn và chỉ là cục bộ địa bàn.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện mang tính chất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng lớn của hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam và được phân thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
-Chế độ nhiệt: Nhiệt trung bình tháng trong năm dao động từ 160C đến 290C.
-Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 86%.
- Chế độ gió: Gió theo mùa, mùa đông thường gió Đông Bắc, mùa hè gió Đông Nam.Bão thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm.
- Chế độ bức xạ: Nằm trong vùng mang tính chất chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm có từ 120 - 140 ngày nắng.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1900mm, cá biệt năm mưa nhiều nhất đạt 2.200mm (1997), năm mưa ít nhất 1.124mm (1998).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới sông ngòi Huyện Ứng Hoà có mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao phong phú và đa dạng, có 2 hệ thống sông chủ yếu là sông Đáy ở phía Tây Nam và sông Nhuệ ở phía Đông Nam cùng với sông đào Vân Đình là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho huyện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, hiệu quả và bền vững. + Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ). Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa 2 huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa lũ thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh thác lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được. Xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra. Sông Đáy chảy qua địa phận huyện với tổng chiều dài 31km.
+ Sông Nhuệ là một con sông nhỏ dài khoảng 76km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chảy qua địa bàn huyện Ứng Hoà 11km. Hiện nay sông Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm nặng nề do nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ nội thành thành phố (một phần là do nối với sông Tô Lịch gần Văn Điển) ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ của những người dân sống trong lưu vực của nó.
Chế độ thuỷ văn bị chi phối bởi 3 yếu tố đó là: + Chế độ thuỷ triều của biển Đông; + Chế độ thuỷ văn của sông Hồng; + Chế độ mưa nội vùng.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất Diện tích tự nhiên toàn huyện đến hết năm 2019 là 18.375,25 ha Theo số liệu điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Ứng Hoà do trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 2001, huyện Ứng Hoà có 4 loại đất chính.
* Đất phù sa được bồi (Pb)
- Phân bố trên địa hình thấp ven sông Đáy của các xã: Viên An, Viên Nội, Đồng Tiến và thị trấn Vân Đình.
- Tính chất của đất Đất được hình thành do phù sa cổ của các nhánh thuộc hệ thống sông Hồng, phẫu diện còn non trẻ màu nâu tươi, thường phân lớp theo thành phần cơ giới.
* Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ: P
- Phân bố Phân bố tập trung trên địa hình vàn thuộc các xã Viên An, Viên Nội, Hoa Sơn, Sơn Công, Liên Bạt, thị trấn Vân Đình, Tảo Dương Văn, Hoà Lâm, Đồng Tân, Đông Lỗ, Đại Cường, Hồng Quang.
- Tính chất của đất Đất hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp, phẫu diện đất chưa hoặc ít bị biến đổi bởi tác động của các yếu tố tự nhiên và canh tác. Đất có màu nâu hoặc nâu tươi khá đồng nhất, có nơi đã xuất hiện vệt oxit sắt loang lổ nhưng chưa có biểu hiện rõ thành tầng phát sinh.
* Đất phù sa glây: Pg
- Phân bố Phân bố tập trung ở địa hình vàn thấp thuộc tất cả các xã trong huyện - Tích chất của đất Đất hình thành và phát triển trên sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng. Do nằm ở địa hình thấp, thoát nước kém hoặc úng nước, đất bí nên trong phẫu diện xuất hiện 1 hoặc 2 tầng glây trung bình hoặc mạnh.
* Đất phù sa úng nước: Pj
- Phân bố Loại đất này được phân bố tại các vùng trũng ngập nước thường xuyên ở các xã: Lưu Hoàng, Phù Lưu, Hoà Xá, Cao Thành, Hoa Sơn.
- Tính chất của đất Đất có nguồn gốc phù sa sông Hồng, do nằm ở địa hình ngập nước quanh năm nên đất bị glây mạnh toàn phẫu diện. Màu sắc thường xám xanh hơi nâu hoặc xám đen. Tầng mặt thường lẫn xác hữu cơ bán phân giải. Đất có phản ứng chua.
b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua đó là: Sông Đáy chảy qua phía Tây Nam dài 31km; sông Nhuệ chảy qua phía Đông Nam dài 11km; sông đào Vân Đình chảy từ Ứng Hòa xuống trung tâm huyện dài khoảng 6km. Mặt khác Ứng Hoà thuộc vùng trũng nên có nhiều ao hồ. Tổng diện tích mặt nước (sông, ao, hồ) là 752,91ha. Nước của sông Nhuệ và sông Đáy có hàm lượng phù sa cao, chất lượng nước tốt thích hợp cho việc cải tạo tính chất đất. Với nguồn tài nguyên dồi dào như vậy thì yêu cầu đảm bảo nước cho việc trồng trọt và chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất thuận lợi. Ngoài ra, do đặc điểm là vùng trũng nên các sông và ao hồ trong huyện còn có nhiệm vụ quan trọng trong yêu cầu tiêu nước vào mùa mưa.
- Nguồn nước ngầm Hiện tại chưa có tài liệu đầy đủ về trữ lượng nước ngầm của huyện nhưng theo khảo sát sơ bộ thì nước ngầm có trữ lượng lớn, mực thuỷ tĩnh cao, chỉ cần khoan sâu 15 - 20 m là đã có nước dùng cho sinh hoạt, khoan sâu 100 m là có nguồn nước sản xuất công nghiệp. Chất lượng nước giếng khoan không được tốt do có hàm lượng Fe2O3 cao.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Tính đến hết năm 2019 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của Ứng Hòa đã đạt: Ngành công nghiệp chiếm 29,4% GDP; Ngành nông nghiệp chiếm 46,5% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 24,1% GDP. Cơ cấu này cho thấy Ứng Hòa là một huyện nông nghiệp, hiện đang đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
24.10%
46.50%
29.40% Dịch vụ
Công nghiệp
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Ứng Hòa năm 2019 3.1.2.2. Tình hình dân số
- Về dân số: Tính đến hết năm 2019 dân số của huyện là 197.204 người trong đó dân số ở khu vực đô thị là 13.533 người (chiếm 6,86%), dân số ở khu vực nông thôn là 183.671 người (chiếm 93,14%). Trong đó mật độ dân số cao nhất ở thị trấn Vân Đình là 22.511 người/km2, mật độ thấp nhất ở xã Viên Nội có 4.255 người/km2.
nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy phân công lao động trên địa bàn huyện.
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai
Từ khi có luật quản lý đất đai từ năm 2003, luật đất đai 2013 đến nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng được các cấp chính quyền địa phương, các ngành quan tâm. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước đất đai về cấp huyện, cấp xã trong huyện được kiện toàn củng cố đi dần đến hoàn thiện bộ máy nhằm thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ quản lý đất đai.
3.1.3.1. Công tác xác định địa giới hành chính
Triển khai Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc xác lập địa giới hành chính, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới giao cho UBND cấp xã quản lý, bảo vệ.
3.1.3.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm
Thực hiện chính sách quản lý Nhà nước về đất đai, cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn huyện đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê định kỳ 5 năm.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung, công tác thống kê được tổ chức đăng ký hàng năm, phòng TNMT đã chủ động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc phối hợp, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra biến động, chỉnh lý số liệu. Phòng TNMT tổng hợp, hoàn thiện tài liệu để báo cáo UBND huyện và huyện trình thành phố để thành phố trình Bộ TNMT xét duyệt đảm bảo đúng thời gian quy định.
3.1.3.3. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã hoàn thànhxong đo đạc bản đồ địa chính chính quy theo dự án VLAP cho toàn bộ 29/29 xã, thị trấn.
3.1.3.4. Công tác cấp giấy chứng nhận QSDÐ, Quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đến năm 2019 tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện là:
Ðối với đất sản xuất