Hạn chế và khó khăn

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU VIETTEL (Trang 36 - 37)

Cơ chế khó trong nghiên cứu khoa học

Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số ngày 11/12/2021, ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo hƣớng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp. Ông Dũng nói: "Mỗi năm, Viettel có khoảng 4.000 tỷ để nghiên cứu khoa học, nhƣng vì cơ chế rất khó nên chỉ tiêu đƣợc khoảng 700 tỷ", và

37

khẳng định nếu đƣợc tiêu thêm thì chắc chắn kết quả nghiên cứu khoa học sẽ phát triển hơn rất nhiều

Ngoài kiến nghị về cơ chế chi tiền cho nghiên cứu, các chính sách đặc thù cho các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" tại thị trƣờng nội địa cũng đƣợc Quyền chủ tịch đóng góp ý kiến. Ông cho biết, hiện nay, Viettel rất muốn bán các sản phẩm tại thị trƣờng nội địa, nhƣng còn vƣớng các cơ chế khiến doanh nghiệp Việt Nam chƣa thể mua đƣợc sản phẩm công nghệ cao của Viettel. Bên cạnh đó, tập đoàn này còn kiến nghị Chính phủ xác định đối tác chiến lƣợc về khoa học công nghệ cấp quốc gia, định hƣớng hợp tác về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp và cho đất nƣớc.

Tình trạng ngƣời tiêu dùng sử dụng công nghệ nƣớc ngoài

Với mục tiêu lâu dài của Viettel là xác định hạ tầng viễn thông nên nền tảng công nghệ số đóng vai trò "cực kỳ quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội số". Tuy nhiên với tình trạng Việt Nam luôn mua hàng của nƣớc ngoài sẽ dẫn đến hậu quả không thể làm chủ đƣợc công nghệ, không thể tự phát triển một hệ sinh thái cho riêng đất nƣớc và không đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Vì vậy, tập đoàn quyết tâm tự chủ nghiên cứu, sản xuất ra các thiết bị, hệ sinh thái hạ tầng mạng viễn thông và hạ tầng số thực hiện chiến lƣợc "Make in Vietnam".

Hiện, tất cả sản phẩm của Viettel đều theo hƣớng mở, tạo ra hệ sinh thái giúp cộng đồng phát triển, ứng dụng nền tảng. Đồng thời, doanh nghiệp chủ động đăng ký bằng sáng chế bảo vệ tài sản trí tuệ với các hiệp hội trên thế giới. Có thể nói tại nƣớc ta, Viettel là doanh nghiệp dẫn đầu, là ngƣời tiên phong trong việc đầu tƣ nghiên cứu phát triển khoa học vì vậy khó có thể tránh khỏi những rào cản rất rất lớn về chi phí, nhân công cũng nhƣ thời gian để đạt đƣợc độ hoàn thiện mong muốn cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cho riêng tập đoàn và xa hơn là một tƣơng lai rộng mở cho ngành công nghệ viễn thông Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU VIETTEL (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)