Các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 33 - 36)

3. Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê

3.1.1. Các yếu tố tự nhiên

-Khảo sát Reuters (T7/2017) 28 24,5 28,93 27,2 28 – USDA (6/2017) 28,6 26,7 28,93 27,4 29,83 — Robusta 27,5 25,6 27,83 26,35 28,65 — Arabica 1,1 1,1 1,1 1,05 1,18 – ICO (T12/2016) 25,5 28,7 26,5 27,5

Xuất khẩu (triệu bao)

– USDA (6/2017) 24 25 26,95 19,79 27,27

-Chính phủ 29,06 21,65 26,71

Tiêu dùng nội địa (triệu bao)

– USDA (6/2017) 2,88 2,77 2,63 2,22 2,01

Dự trữ cuối kỳ (triệu bao)

34

3.1.1.1. Về vị trí địa lý:

Môi trường sống tự nhiên của tất cả các loài Coffea là những khu rừng nhiệt đới châu Phi. Nhiều dạng C. canephoracó thể được tìm thấy trong các khu rừng đất thấp xích đạo từ Guinea đến Uganda, trong khi quần thể C. arabica tự nhiên bị giới hạn ở các khu rừng cao nguyên phía tây nam Ethiopia ở độ cao 1600-2800m [12].

Lương mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước hạt cà phê. Yêu cầu về lượng mưa phụ thuộc vào đặc tính lưu giữ của đất, độ ẩm không khí và độ che phủ của mây, cũng như các biện pháp canh tác. Phạm vi lượng mưa tối ưu hàng năm là 1200-1800 mm đối với cà phê arabica. Một phạm vi tương tự dường như là bắt buộc đối với Robusta, mặc dù nó thích nghi tốt hơn arabica với lượng mưa lớn hơn 2000 mm. Lượng mưa dồi dào trong suốt cả năm thường chịu trách nhiệm cho thu hoạch rải rác và năng suất thấp. Thiếu thời kỳ khô hạn cũng có thể hạn chế canh tác cà phê ở vùng nhiệt đới vùng thấp. Đối với cây cà phê vối là cây phụ phấn chéo bắt buộc nên cần phải có thời gian khô hạn ít nhất 2-3 tháng sau giai đonạ thu hoạch để phân háo mầm hoa thì vào giai đoạn cây nở hoa, yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, không có mưa, mưa phù hoặc sương mù nhiều để quá trình thụ phấn được thuận lợi. Khi lượng mưa dưới mức 800-1000 mm thì dù có được phân bố tốt, thì ngành trồng cà phê cũng sẽ trở nên khó khăn, bấp bênh, khả năng sinh lợi giảm sút [12].

Ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20-30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng. Để khắc phục hiện tượng này, tưới nước là biện pháp hàng đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cà phê [12].

3.1.1.2. Nhiệt độ

Trong các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, nhiệt độ là yếu tố quan trọng mang tính giới hạn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Phạm vi nhiệt độ thích hợp phụ thuộc vào từng loài, từng giống cà phê. Phạm vi nhiệt độ trung bình hàng năm tối ưu cho cà phê arabica là 18-21 ºC. Trên 23 độ C, sự phát triển và chín của trái cây được tăng nhanh, thường dẫn đến mất chất lượng. Nhiệt độ tương đối cao trong thời gian nở hoa, đặc biệt nếu liên quan đến mùa khô kéo dài, có thể gây ra hiện tương hoa đã thụ phấn sẽ tàn và rụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các giống được chọn trong điều kiện quản lý chuyên sâu đã cho phép các đồn điền cà phê arabica lan rộng đến các vùng cận biên với nhiệt độ trung bình cao tới 24-25 độ C, với năng suất đạt yêu cầu, như ở vùng đông bắc Brazil. Mặt khác, ở những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 17-18ºC, sự tăng trưởng phần lớn bị suy giảm. Xuất hiện sương giá, ngay cả khi lẻ tẻ, có thể hạn chế năng suất của cây trồng. Đối với cả cà phê conilon và cà phê Robusta, nhiệt độ trung bình hàng năm tối ưu dao động từ 22 đến 26ºC, hoặc theo Willson thì sẽ dao động từ 24 đến 30ºC. Do đó, Robusta ít thích nghi với nhiệt độ thấp hơn cà phê

35

arabica. Nhiệt độ cao quá cũng gây hại đối với cà phê Robusta, nhất là không khí thiếu độ ẩm, làm cho lá rụng, các ngọn cành, các chồi héo đi và chết [13.14]

3.1.1.3. Độ ẩm

Độ ẩm không khí có tác động đáng kể đến sự phát triển sinh dưỡng của cây cà phê vì nó liên quan trực tiếp đến sự bốc thoát hơi nước của cây. Độ ẩm không khí trên 70% mới thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm sự mất hơi nước của cây qua quá trình bốc hơi nước. Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu độ ẩm không khí quá thấp làm cho quá trình bốc hơi nước tăng lên rất mạnh mẽ làm cho cây bị thiếu nước và héo đi, đặc biệt là các tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn. độ ẩm qáu thấp cùng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thúi, quả non bị rụng. Loại cà phê Robusta phát triển tốt dưới độ ẩm không khí cao sắp đến mức bão hòa, hoặc ở những nơi ít ẩm hơn, với điều kiện là mùa khô ngắn. Ngược lại, cà phê arabica đòi hỏi một bầu không khí ẩm ướt hơn, có thể so sánh với vùng cao nguyên của người Ethiopia. Ngoài độ ẩm không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá còn phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm đất,… Tại Kenya Wallis(19663), Blore (1966) đo được lượng bốc thoát hơi nước trên các vườn cà phê đã kín tán vào mùa khô lạnh là 75mm/ tháng và vào mùa mưa nóng là 150mm/tháng [12,16]

3.1.1.4. Gió

Cây cà phê xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương đối lặng gió. Tuy nhiên, gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông không khí, tăng khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và tăng khả năng thụ phấn. Gió mạnh hoặc bão, năng suất cây trồng thường bị suy giảm. gió có thể dẫn đến giảm diện tích lá và chiều dài nhánh của các nhánh chỉnh hình và plagiotropic, ngoài việc làm hỏng lá và chồi nghiêm trọng mà còn làm ảnh hưởng trầm trọng đến việc phát triển hoa và quả. Gió nóng làm tăng sự thoát hơi nước của cây trồng và do đó nhu cầu về lượng mưa (hoặc tưới) của cây tăng lên. Khi gió mạnh thường xuyên, nên dùng cây chắn gió hoặc cây che chở vì cả hai có thể cải thiện hiệu suất cây trồng [13,14].

3.1.1.5. Ánh sáng

Mặc dù cây cà phê có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Châu Phi, nơi có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều song cây cà phê vẫn có khả năng thích ứng với những khu vực có cường độ ánh sáng cao, ánh sáng trực xạ. Ánh sáng trực xạ kích thích cây ra hoa quá mạnh dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, tuổi thọ của cây giảm nhanh. Ở những nơi ánh sáng trực xạ cới cường độ mạnh thì có có cây che bóng vừa phải để điều hòa ánh sáng, tạo quá trình quang hượp của vườn cây [13].

36

3.1.1.6. Về đất

Ở Việt Nam, theo Đoàn Triệu Nhạn thì cây cà phê có thể trồng trên các loại đất có sản phẩm phong hóa của đá gneiss, granit, phiến sét, đá vôi, basalt. Điểm cốt yếu của những loại đất này là phải có tầng đất sâu, kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng và đủ ẩm. Cà phê Việt Nam được trồng chủ yếu trên loại đất phát triển trên đá mẹ basalt (khoảng 80% diện tích). Theo Vũ Cao Thái đây là loại đất "thiên đường" của cây cà phê và một số cây công nghiệp dài ngày khác. Số diện tích còn lại được trồng trên các loại đất phát triển trên đá phiến, gneiss và granite. Theo Nguyễn Sĩ Nghị, các loại đất có hàm lượng đạm tổng số từ 0,15- 0,20%, lân tổng số từ 0,08-0,10% (P2O5), kali tổng số từ 0,10-0,15% (K2O) tương đối thích hợp với cây cà phê. Tuy nhiên cần xác định hàm lượng dinh dưỡng trên dưới dạng dễ tiêu vì có hiệu lực thực tế đối với cây trồng [12,16].

Ngoài NPK để trồng cà phê cần loại đất có ít nhất 2% mùn. Để tăng lượng mùn thì việc trồng cây họ đậu, cây phân xanh như cốt khí, đậu mèo,…để tủ đất, ép xanh cho cà phê là rất quan trọng. So với cà phê chè thì cà phê nói chung thích hợp với pH của đất ít chua hơn, cụ thể là từ 5,5 -6,5. Đối với đất quá chua, pH <5 thì cần bón lót vôi khi trồng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)