3. Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê
3.1.2.2. Sử dụng phân bón
Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, đòi hỏi phải bón phân cân đối hợp lý để cho năng suất cao, ổn định và hạn chế hiện tượng ra trái cách năm. Trong các chi phí đầu tư thì phân bón, nước tưới chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và quyết định đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy, phân bón là một phần đầu tư bắt buộc trong sản xuất cà phê. Theo Lương Đức Loan và Lê Hồng Lịch, 1997 các yếu tố đạm, lân, kali là những yếu tố phân bón quan trọng nhất đối với cây cà phê, trong đó đạm ảnh hưởng trực tiếp đến số cành hữu hiệu; Lân tham gia kích thích phát triển mầm hoa, hình thành các đốt trên cành; Kali cần thiết cho sự tạo quả và cải thiện chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt một hoặc vài yếu tố dinh dưỡng nào đó, tùy theo mức độ nhất định sẽ ảnh đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây cà phê. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam, 2003 sử dụng phân bón lá NUCAFE 3 lần/năm hạn chế tỷ lệ cây bị rụt ngọn, lá non nhỏ do thiếu kẽm và tăng năng suất cà phê. Bón qua lá có hiệu lực nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng nhiều hơn bón vào đất, nâng cao hệ số sử dụng phân bón. Trong phân bón lá chuyên dùng cho cà phê có bổ sung các nguyên tố đa, trung và vi lượng giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng và tăng kích cỡ nhân cà phê, tăng chất lượng cà phê. Tuy nhiên, bón phân khoáng cho cà phê pahir tùy thuộc vào độ tuổi của vườn cây để bín nhiều hay ít. Sau khi trồng, cây bén rễ. bắt đầu ra lá non bón phân ure 25g/cây, rải đều vào đất dưới tán và cuốc vùi xuống đất, không được để phân dính bám lên lá. Từ năm thứ nhất trở đi lượng phâ cần bón cho 1 cây như sau:
38
Năm thứ nhất 80 135 40
Năm thứ hai 100 225 50
Năm thứ ba 175 225 125
Từ năm thứ 3 trỏ
đi, mỗi năm 175 335 210
Bảng 7: Lượng phân bón cần dùng cho mỗi năm
Phân lân bón cùng với phân hữu cớ cùng một lần, còn phân ure và kali chia làm ba lần bón, vào tháng 2-3 bón 30%, tháng 8-9 bón 40%, còn lịa bón vào tháng 10-11. Nếu cây chỉ cho 2-3 lạng quả, cần bổ sung thêm 15-25 gram phân bón kali để tăng độ mẩy của quả và chống sâu bệnh, ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng cà phê [16].