Lập báo cáo tín dụng

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng tại Agribank, VPBank và ShinhanBank (Trang 35 - 38)

+ Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng + Lập báo cáo tín dụng

Bước 3: Quyết định tín dụng

Hiện nay ngân hàng Shinhan Bank đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo, định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép.

Vì vậy đối với những khoản vay thuộc quyền phán quyết đều do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi nhánh quyết định.

Đối với những khoản vay vượt quyền phán quyết sẽ được Hội đồng Tín dụng ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo ngân hàng khu vực mới được giải ngân.

Bước 4. Giải ngân khoản vay

Người thực hiện:

Bộ phận giải ngân sẽ thông báo khi kết quả duyệt khoản vay, chốt thông tin giải ngân một lần nữa. Khi khách hàng nắm rõ với điều khoản, điều kiện về khoản vay tín

dụng tại ngân hàng và đồng ý giải ngân thì Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo 2 cách:

+ Giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cho khách hàng.

+ Hoặc chuyển tiền vào tài khoản thanh toán được Ngân hàng cấp cho khách hàng. -Nguyên tắc giải ngân:

+ Gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ.

+ Tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng

Bước 5. Quản lý, giám sát thu hồi nợ

Người thực hiện: Giám sát tín dụng, Chuyên viên tín dụng

Trong quá trình sử dụng vốn vay, khách hàng sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả. Ngân hàng Shinhan sẽ tiến hành thu hồi vốn vay, hủy hoặc phạt hợp đồng, tùy theo từng trường hợp.

Trường hợp khách hàng chậm quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả khoản nợ. Khách hàng sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu và chịu những chế tài xử lý nợ xấu của Ngân hàng.

Shinhanbank chia các khoản vay nợ thành 5 nhóm với 10 loại xếp hạng: + Nhóm 1: Nợ có tiêu chuẩn, bao gồm 3 nhóm AAA, AA, A.

+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm 2 nhóm BBB, BB.

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 2 nhóm B và CCC. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm 2 nhóm CC, C.

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm khách hàng nhóm D.

Trong quá trình trả nợ. Khách hàng có thể sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau:

- Đến trực tiếp Chi nhánh/PGD Ngân hàng Shinhan: Trong giờ hành chính (thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8 giờ 30 tới 16 giờ 30)

- Chuyển khoản từ ngân hàng khác: Chuyển khoản vào số tài khoản thanh toán (có liên kết thanh toán với khoản vay) mở tại Ngân hàng Shinhan

- Payoo (trang web, ứng dụng, các cửa hàng liên kết trong hệ thống Payoo): Là giao dịch nạp tiền vào tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại Ngân hàng Shinhan. Vào ngày tới hạn thanh toán khoản vay hàng tháng, khoản vay sẽ được trừ nợ qua tài khoản thanh toán của khách. Với khách hàng đang có nợ quá hạn tại Ngân hàng Shinhan sẽ không thanh toán được qua kênh Payoo. Giao dịch nạp tiền vào tài khoản thanh toán của khách hàng chỉ được thực hiện tại Payoo trước 17 giờ vào ngày tới hạn thanh toán. Tiền sẽ được cập nhật ghi có vào tài khoản thanh toán ngay lập tức. Để có thể thanh toán khoản vay miễn phí, khách hàng có thể nạp tiền/quẹt thẻ ATM (của các ngân hàng có liên kết với Payoo) tại các cửa hàng liên kết với Payoo.

Bước 6. Thanh lý hợp đồng tín dụng

Người chịu trách nhiệm: Chuyên viên xử lý nợ

Bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng yêu cầu thực hiện việc thanh toán đúng hạn khi đến kỳ hạn. Khoản thanh toán này sẽ bao gồm tiền lãi và một phần của khoản vay gốc. Số tiền này đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng vay tiêu dùng 2 bên đã ký kết trước đó, nếu trả chậm sẽ có nhân viên gọi điện nhắc nợ khách hàng.

- Thu nợ: thanh lý tín dụng có 2 hình thức

+ Thanh lý tín dụng mặc nhiên: là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã hoàn trả đầy đủ theo thỏa thuận.

+ Thanh lý tín dụng bắt buộc: Ngân hàng dựa trên cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không tự giác hoặc không hoàn trả đúng hạn.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Tùy các nhóm nợ mà ngân hàng có cách giải quyết khác nhau:

+Với nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: ưu tiên gia hạn thời hạn trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng

+Với nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn, nghi ngờ mất hoặc có khả năng mất vốn vẫn không thanh toán đầy đủ hoặc một phần nợ gốc hoặc lãi khi đã được gia hạn nợ nhiều lần thì sẽ chuyển thành nợ quá hạn và ngân hàng tiến hành xử lý nợ

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng tại Agribank, VPBank và ShinhanBank (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w