3.3.1. Thuận lợi
-Trong quá trình thực tập tại khách sạn, được làm việc như một nhân viên chính thức thực sự đã giúp sinh viên hoàn thiện hơn những kiến thức học được trên ghế nhà trường và cảm nhận được sự trưởng thành hơn của bản thân.
- Khả năng chịu được áp lực công việc tốt do đã chuẩn bị kĩ tinh thần và được đào tạo cơ bản tại khách sạn Sheraton Hà Nội khiến em không bị quá bỡ ngỡ khi bắt tay vào thực tập và làm việc như một nhân viên đã làm việc lâu năm tại khách sạn.
- Khả năng ngoại ngữ của sinh viên được đánh giá khá tốt mặc dù vốn tiếng Nhật vẫn còn khá hạn hẹp nhưng các cô chú và anh chị quản lý luôn chỉ bảo và dạy tiếng Nhật cơ bản hàng ngày vào đầu ca làm việc khiến chúng em rất thích thú học hỏi giúp hỗ trợ công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Hơn nữa sinh viên thực tập trường ĐH Thăng Long còn được đánh giá khả năng giao tiếp tốt, thân thiện với khách hàng nổi trội hơn so với các đơn vị sinh viên thực tập của trường khác đã từng thực tập tại đây.
- Khách sạn Sheraton là một khách sạn 5 sao thuộc tập đoàn lớn JWMARRIOT quản lý nên rất coi trọng việc đào tạo nhân viên, tất cả các nhân viên đều được đào tạo một cách bài bản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
- Cũng trong thời gian thực tập tại khách sạn, sinh viên luôn được trưởng bộ phận và các anh, chị nhân viên trong bộ phận buồng của
khách sạn giúp đỡ về thông tin để thu thập làm báo cáo. Đồng thời luôn được các anh, chị quản lý theo sát chỉ bảo tận tình.
- Không chỉ trong công việc, nhận thấy được trong thời gian thực tập chúng em đã bỏ lỡ dịp tết nguyên đán cũng như tết tây ở Việt Nam, cô chú quản lý trong khách sạn cũng vô cùng chu đáo vào quan tâm, luôn chuẩn bị quà và lời chúc mừng, động viên đối với chúng em mỗi khi có dịp.
- Mặc dù có rào cản về ngôn ngữ nhưng những anh chị, cô chú người Nhật vẫn luôn cố gắng trò chuyện, giao tiếp với chúng em bằng ngôn ngữ cơ thể và tiếng anh, Cô chú cũng rất thích thú khi được học những câu giao tiếp cơ bản mà chúng em dạy bằng tiếng Việt, cô chú cũng rất vui vẻ hỏi về văn hóa Việt Nam và mong muốn có cơ hội đến thăm Việt Nam.
3.3.2. Khó khăn
- Những bỡ ngỡ và lúng túng khi lần đầu được trải nghiệm làm việc thực tế khiến dễ nảy sinh các sai sót trong quá trình làm việc. Lần đầu được tiếp xúc và thực hành trực tiếp với khách khiến nhiều lúc xử lý tình huống bị luống cuống, chưa được mềm dẻo, khéo léo và xảy ra vài trục trặc nhỏ.
- Dù được đạo tạo bài bản và kỹ lưỡng thông qua các bộ môn ở trường nhưng do mỗi cơ sở có những đặc điểm, yêu cầu khác nhau nên vẫn xảy ra những sự trênh lệch tương đối giữ lý thuyết được học và thực tế. Hơn nữa khách hàng mà sinh viên được tiếp xúc tương đối đa dạng cả về quốc tịch đến độ tuổi, vì vậy các tình huổng nảy sinh vô cùng nhiều và đa dạng.
- Sự bối rối khi lần đầu được tiếp xúc với khách. Dù tiếng anh tự đánh giá ở mức khá nhưng vẫn lúng túng khi nói chuyện với khách. Đặc biệt với những khách hàng người Nhật, Trung Quốc… phát âm tiếng anh không phải ai cũng chuẩn, tương đối khó nghe, từ đấy dẫn đến việc khó để hiểu các yêu cầu của khách ngay từ lần đầu khách nói.
- Môi trường sinh hoạt theo phong cách của người Nhật có rất nhiều điều mới mẻ từ văn hóa đến phong cách sống khiến chúng em có những bỡ ngỡ ban đầu chưa thích nghi được, trong thời gian 1 tháng đầu khá khó khăn, chúng em không ở trong khí túc xá của khách sạn mà ở một căn nhà do khách sạn thuê cách xa nơi làm việc khoảng 1 tiếng di chuyển đến chỗ làm bao gồm thời gian đi bộ và thời gian di chuyển bằng tàu siêu tốc.
- Việc ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn vì sự khác biệt văn hóa nên một số bạn không quen đồ ăn Nhật Bản, ăn uống không đủ và chưa điều độ nên có ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình làm việc tại khách sạn dưới cường độ cao như một nhân viên chính thức của khách sạn
- Khoảng cách cũng là một khó khăn lớn vì thời gian kết thúc ca làm là 18:30 cho đến khi về đến nhà cũng khá tối nên mọi sinh hoạt cá nhân có thể kéo dài muộn từ 23:00- 24:00 trong ngày cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Múi giờ tại Nhật Bản có chút chênh lệch so với ở Việt Nam nên cũng phải mất một thời gian ngắn để chúng em quen với lịch sinh hoạt mới.