Một số bệnh hay gặp ở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 29)

2.3.1. Bệnh bại liệt sau sinh

* Nguyên nhân:

- Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường. - Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác.

Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum → lợn mẹ bại liệt.

* Triệu chứng:

- Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.

- Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.

- Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền, sàn chuồng.

- Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết.

* Biện pháp khắc phục

- Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.

- Hằng ngày trở mình cho lợn mẹ → tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi.

- Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là canxi và phốt pho.

- Tiêm Mg - calcium cho lợn. Đồng thời kết hợp với châm cứu.

2.3.2. Bệnh viêm khớp

* Nguyên nhân:

Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis gây viêm khớp

lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 – 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.

* Triệu chứng:

Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi.

- Thể quá cấp tính: Gây chết lợn rất nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc. Lợn có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục.

- Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con.

- Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương.

Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân khác cũng có thể thấy trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis.

* Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi, có thể sử dụng: Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (pha 15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần.

- Hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợn: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém…

- Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như: vime – amino: 100gr/20kg thức ăn; vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; biotin H AD: 100gr/100kg thức ăn.

Trị bệnh: Trại có sử dụng kháng sinhpendistrep hoặc amox và lincomicin kết hợp với dexacó thể sử dụng thêm amazin c để giảm đau.

2.3.3 Bệnh tiêu chảy

* Nguyên nhân

+ Do virus : Các virus (Rota virus, caclici virus, carona virus, Peste virus...) gây nên bệnh tiêu chảy lây truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khoẻ hoặc truyền gián tiếp qua nước tiểu, nước mũi, nước mắt, dụng cụ chăn nuôi, phân, rơm rác... gây nên bệnh viêm ruột, dạ dày, tiêu chảy truyền nhiễm, dịch tả...

+ Do vi khuẩn: Vi khuẩn Clostridium, Salmonella, E. coli,

Erysipelothrix gây bệnh tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi,

miệng, đường tiêu hoá gây bệnh thối ruột hoại thư, tiêu chảy, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng... Ngoài ra còn có cầu khuẩn, trực khuẩn amíp gây tiêu chảy kiết lị.

+ Do ký sinh trùng:Các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun lươn, giun tóc, sán... lây nhiễm qua phân, nước tiểu, nước uống, rau sống... gây bệnh tiêu chảy.

- Do thức ăn: Các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu chất, nấm mốc, ôi thiu, nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thức ăn quá nhiều đạm cũng gây nên tiêu chảy.

- Các nguyên nhân khác: Lợn con mới đẻ thiếu sắt, vitamin nhóm B - A, nguyên tố đồng... dẫn đến rối loạn tiêu hoá và dẫn tới tiêu chảy. Những yếu tố thời tiết, stress, ẩm độ cao... cũng khiến lợn con hay bị tiêu chảy.

* Triệu chứng:

Lợn sốt nhẹ, biếng ăn, bỏ ăn, suy nhược do mất nước nhiều, phân lúc đầu có thể táo, sau tiêu chảy. Nếu thấy phân loãng, thối khẳm do bệnh phó thương hàn, phân sền sệt do vi khuẩn, phân loãng màu trắng là bệnh ỉa phân trắng, phân lỏng toàn nước là dịch tả... Lợn đi lại xiêu vẹo, xù lông... dẫn đến tử vong.

* Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: Tuân thủ quy trình nuôi, tiêm phòng thuốc thú y, văcxin dịch tả, thương hàn, đóng dấu cho lợn từ 21 - 40 ngày sau đẻ). Tiêm cho lợn mẹ trước khi phối giống 10 - 15 ngày; tiêm sắt, B12 cho heo từ 3 - 5 ngày tuổi 1 ml/con, cho heo mẹ từ 3 - 5 ml trước khi đẻ 2 - 3 tuần; dùng levamisol tiêm 1 ml cho 10 kg trọng lượng để tẩy nội ký sinh trùng cho lợn. Tăng cường kiểm tra thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại...

Điều trị: Tìm rõ nguyên nhân, loại bỏ ngay những tác nhân gây bệnh, như nếu do thức ăn phải dừng ngay không cho ăn loại thức ăn đó, do ký sinh trùng phải dùng thuốc diệt ngay, do vi khuẩn dùng kháng sinh tetra fura 1 gr/5 kg trọng lượng, ampi septol 1 ml/8 kg trọng lượng, chlortetradexa dùng cho lợn con 1 - 3 ml/con, lợn từ 25 - 50 kg dùng 5 - 10 ml/con, lợn 50 - 100 kg/con dùng 10 - 20 ml/con.

2.3.4. Bệnh viêm màng phổi

* Nguyên nhân:

Bệnh viêm màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae

gây ra, thâm nhập vào cơ thể qua hệ thống hô hấp: miệng, phế quản, phế nang, thùy đỉnh và các thùy khác của phổi. Vi khuẩn Haemophilus pleuropneumoniae

có ít nhất 12 týp, có độc lực và khả năng gây bệnh khác nhau. Thời gian nung bệnh thường ngắn, khoảng 12 giờ đến 3 ngày

Đặc điểm của bệnh: Khi vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae ký sinh trong phổi của lợn, sẽ sản sinh ra độc tố gây tổn thương mô phổi, làm cho phổi bị hoại tử, viêm dính với xoang ngực và dịch viêm sẽ nhanh chóng tích đầy xoang ngực, lợn khó thở. Vi khuẩn thường có mặt trong hạch lâm ba và đường hô hấp. Mầm bệnh có thể tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp, máu trong 5 ngày, trong nước 20 ngày. Đặc biệt, vi khuẩn có thể tồn tại trong các hạch lâm ba và phổi suốt 4 tháng.

* Triệu chứng:

- Thể cấp tính: Thường xảy ra ở các đàn lợn từ cai sữa đến giết thịt, tuy nhiên, bệnh thường phát ra ở đàn lợn 8 - 16 tuần tuổi.

Lợn bệnh thường chết đột ngột với triệu chứng: có máu tươi và bọt trào ra ở mũi, miệng.

Khi chết lợn thường tím tái rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng.

Nếu không chết, lợn bệnh thường sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn; triệu chứng ho thường rất ít (1 - 3 tiếng/lần) mà thường là thở khó. Sau một thời gian, lợn bệnh chết là do sự kết hợp của suy tim và các độc tố sinh ra.

Máu chảy ra ở mũi, đọng trên đường hô hấp; phổi xuất huyết và có các vùng màu đen trên màng phổi, không phân biệt giữa các mô phổi.

Phòng bệnh: phòng bệnh bằng cách trộn CTC vào thức ăn cho lợn ăn, kiểm soát nhiệt độ phù hợp….

Điều trị: Tylosin (1ml/10kg thể trọng) + Dexa (1ml/15kg thể trọng)

2.4. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.4.1. Các nghiên cứu trong nước 2.4.1. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của lợn nái trong quá trình mang thai. Bệnh sinh sản trên lợn nái có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản, không chỉ khiến lợn nái giảm khả năng sinh sản mà có thể làm mất khả năng sinh sản, chậm làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1]: khi lợn nái có triệu chứng sảy thai tiêm Progestero l50mg trong một ngày, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày, thuốc ở dạng ống Lutogyl 1cc có chứa 25mg.

Vương Nam Trung và cs (2017) [10]: Điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai dựa vào độ dày mỡ lưng đã giúp cải thiện đáng kể năng suất sinh sản của lợn nái thuần Đan Mạch, làm tăng 3,6% số con đẻ ra/ổ; 1,6% số con sống/ổ và 2,5% số con cai sữa/ổ, giúp rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa 1 ngày.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) [6] cho biết: dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiễm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [7] cho biết: do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu

dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [2] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho động dục thứ 2 - 3 trở đi.

Theo Bùi Kim Dung và Bùi Huy Như Phúc (2008) [3]: Việc bổ sung các nguyên liệu giàu xơ cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì vào khẩu phần lợn nái mang thai không ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản của lợn nái, đặc biệt nó có thể làm giảm tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung từ 44,4% xuống còn 11,1%; làm tăng sức sống của lợn con sơ sinh, tăng tỉ lệ lợn con nuôi đến rẽ bầy và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lô đối chứng.

Theo Lã Như Kính và cs (2019) [5]: khi tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai từ 8% lên 10 - 12% đã giúp tăng khối lượng lợn nái lúc mang thai lên 24 - 35%, tăng khả năng ăn vào của lợn nái nuôi con từ 12 - 17%, tăng khối lượng lợn con sơ sinh/ổ từ 2 - 8% và tăng khối lượng lợn con cai sữa/ổ từ 6 - 10%. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai tối ưu là 10 - 12%. Không nên phối hợp khẩu phần có tỷ lệ xơ trong khẩu phần vượt quá 12%.

2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản vẫn là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế

được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lượng chăn nuôi tốt nhất. Viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm gram dương. Theo Urban (1995) [14], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu của lợn nái sinh sản, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu cuả lợn nái sắp sinh thường có chứa vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả khác lại cho rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith (1995) [12], Taylor (1995) [13], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bị vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N.Mikhailov đã dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.

Theo Smith và cs (1995) [12], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

Theo Untaru và cs (2011) [15] môi trường là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến các thông số sản xuất của lợn. Chúng tôi nhận thấy rằng tùy thuộc vào mùa, lợn nái và lợn nái có thể có sự khác biệt về số lượng lợn được sinh ra và chết non. Lợn nái đầu tiên đẻ một số lượng lợn rất nhỏ trong mùa thu so với lợn nái lứa đẻ khác (0,26 con lợn nhỏ hơn lợn nái thứ hai). Sự sinh sôi nảy nở tương tự trong mùa xuân và mùa thu (11,24 ± 0,74 con lợn/nái).

Mùa mà sự sinh sôi nảy nở có giá trị thấp nhất là mùa đông (11,14 ± 1,85 lợn/lợn nái). Có một mối tương quan tích cực giữa sự sinh sôi nảy nở và số lượng lợn chết; vào mùa đông, cả sự tăng trưởng và sự chết non đều giảm - có cùng một đường xu hướng là sự sinh sôi nảy nở.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản

3.3. Nội dung tiến hành

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Việt Anh - huyện Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng. - Thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

- Tiến hành theo dõi một số bệnh lợn nái trong quá trình trước và sau khi mang thai.

- Tiến hành điều trị bằng một số phác đồ.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Việt Anh - huyện Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng trong 3 năm (2020 - 05/2021).

- Kết quả trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái. - Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái - Kết quả vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái và lợn con tại trại. - Kết quả thực hiện một số công tác khác

3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)