Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 35)

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản vẫn là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế

được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lượng chăn nuôi tốt nhất. Viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm gram dương. Theo Urban (1995) [14], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu của lợn nái sinh sản, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu cuả lợn nái sắp sinh thường có chứa vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả khác lại cho rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith (1995) [12], Taylor (1995) [13], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bị vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N.Mikhailov đã dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.

Theo Smith và cs (1995) [12], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

Theo Untaru và cs (2011) [15] môi trường là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến các thông số sản xuất của lợn. Chúng tôi nhận thấy rằng tùy thuộc vào mùa, lợn nái và lợn nái có thể có sự khác biệt về số lượng lợn được sinh ra và chết non. Lợn nái đầu tiên đẻ một số lượng lợn rất nhỏ trong mùa thu so với lợn nái lứa đẻ khác (0,26 con lợn nhỏ hơn lợn nái thứ hai). Sự sinh sôi nảy nở tương tự trong mùa xuân và mùa thu (11,24 ± 0,74 con lợn/nái).

Mùa mà sự sinh sôi nảy nở có giá trị thấp nhất là mùa đông (11,14 ± 1,85 lợn/lợn nái). Có một mối tương quan tích cực giữa sự sinh sôi nảy nở và số lượng lợn chết; vào mùa đông, cả sự tăng trưởng và sự chết non đều giảm - có cùng một đường xu hướng là sự sinh sôi nảy nở.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản

3.3. Nội dung tiến hành

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Việt Anh - huyện Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng. - Thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

- Tiến hành theo dõi một số bệnh lợn nái trong quá trình trước và sau khi mang thai.

- Tiến hành điều trị bằng một số phác đồ.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Việt Anh - huyện Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng trong 3 năm (2020 - 05/2021).

- Kết quả trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái. - Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái - Kết quả vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái và lợn con tại trại. - Kết quả thực hiện một số công tác khác

3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại Việt Anh - huyện Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng. - Thời gian: Từ 14/12/2020 đến 2/6/2021

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu và thu thập được một số thông tin về tình hình và kết quảchăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm từ (2019 - 5/2021) và được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Việt Anh qua 3 năm 2019 - 5/2020

STT Loại lợn (con) 2019 2020 5/2021 1 Lợn nái sinh sản 561 563 581 2 Lợn hậu bị 101 105 110 3 Lợn đực giống 17 16 18 4 Lợn con 16634 15234 16096 Tổng 17313 15918 16805

Qua bảng 4.1 cho thấy số lợn trong trại khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt theo từng năm. Số lượng lợn nái sinh sản tăng do số lượng lợn nái hậu bị tăng để thay thế cho các lợn nái không đủ tiêu chuẩn phải loại thải và nhằm mục đích tăng đàn.

Mặc dù có nhiều biến động nhưng trại vẫn giữ được năng suất sinh sản và duy trì được khả năng phát triển. Sở dĩ đạt được năng suất như vậy là do trại Việt Anh đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công ty CP về cán bộ kỹ thuật, công tác thú y cũng được thực hiện triệt để hơn so với các trại khác. Bên cạnh đó, chủ trại còn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, bố trí đủ công nhân thực hiện tốt công tác vệ sinh chăn nuôi cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng lợn.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ, nuôi con và lợn con theo mẹ con và lợn con theo mẹ

Trong quá trình thực tập em được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng chuồng lợn nái đẻ và nuôi con, kết quả thực hiện công tác này như sau:

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập thực tập

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tháng Nái hậu bị

(con)

Nái chửa (con)

Nái đẻ, nuôi con (con) 12 105 - - 1 105 - - 2 103 - - 3 - 563 79 4 - 561 168 6 - 630 86

Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy số lợn nái hậu bị, nái chửa, em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 313 con nái hậu bị, 1653 nái mang thai và 333 nái đẻ, nuôi con.

Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái cai sữa, nái hậu bị đượ c cho ăn 2 lần/ngày. Cần lưu ý các điểm sau:

+Cách cho ăn: ăn đúng 2 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chính sửa liên tục theo ngày.

+Loại thức ăn theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng thức ăn 566SF, chửa kỳ cuối (từ 85 ngày đến ngày đẻ) sử dụng thức ăn 567SF.

+Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…

Ngoài ra, em còn học được cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái từ giai đoạn hậu bị đến khi lên phối, đẻ rồi cai sữa, cần chú ý các công việc sau: hậu bị cần phải hãm lên giống bằng altresyn nhằm lên mục đích lên giống đồng đều, đúng ngày. Mùa đông nên trộn CTC vào thức ăn để phòng viêm phổi, phân nhão, lợn cai sữa phải tắm cho sạch và làm mát ( sốt sữa sau cai sữa), sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại cơ sở

Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái

Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 12 1 2 3 79 75 94,93 4 5,37 4 168 158 94,04 10 5,96 5 86 79 91,86 7 8,14 Tổng 333 312 93,61 21 6,49

Qua bảng 4.3. cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp

thấp chỉ từ 5,37 – 8,14%, trung bình là 6,49%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình. Một số phương pháp can thiệp:

+Trong trường hợp lợn nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài thì nên cho lợn uống nước ầm có pha muối đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho lợn. Hoặc có thể cho lợn con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ.

+Có thể tiêm Oxytoxin cho lợn nái theo liều lượng của nhà sản xuất. +Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay: Rửa sạch âm hộ của lợn nái, rửa sạch tay bằng xà phòng, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin, sau đó đưa tay vào cơ quan sinh dục của lợn nái sau 10 - 15cm, và lựa chiều kéo từng thai ra ngoài theo nhịp dặn của lợn mẹ.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để

móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại cơ sở tại cơ sở

4.4.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ.

Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc khử trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc khử trùng: Ommicide.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm.

Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng tại trại

STT Công việc Số lượng

(lần)

Số lần thực hiện (lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 135 135 100 2 Phun khử trùng định kỳ

xung quanh chuồng trại 130 130 100

3 Quét đường đi 2 1 50

Theo bảng 4.4 cho thấy: Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại cũng là một cách để giảm thiểu mầm bệnh, nên luôn được trại quan tâm. Trong quá trình 6 tháng thực tập tại trại tôi đã thực hiện 135 lần vệ sinh chuồng trại đạt tỷ lệ 100%. Phun sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại 130 lần đạt tỷ lệ 100%.

Nếu trong trường hợp phát hiện dịch bệnh, trại sẽ tăng cường vệ sinh phun sát trùng để giảm thiểu khả năng bùng nổ của dịch bệnh, gây hậu quả xấu cho trang trại.

4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch qui định nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu.

Trong thời gian thực tập em đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia công tác tiêm phòng cho đàn lợn tại cơ sở. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại cơ sở được trình bày qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản Thời điểm phòng Bệnh được phòng Loại vắc xin Liều dùng Đường tiêm Số con tiêm (con) Kết quả đạt được Tỷ lệ (%) Mang thai 10 tuần - Dịch tả cổ điển - PED - Colapest - PED 2ml/con 3ml/con Bắp cổ 250 250 100 Mang thai 12 tuần - LMLM - PED - FMD - PED 2ml/con 3ml/con Bắp cổ 86 86 100 Hậu bị sau nhập 4 tuần - Giả dại - PED - AD - PED 2ml/con 3ml/con Bắp cổ 20 20 100 Hậu bị sau nhập 5 tuần - Parvol - Tai xanh - Parvol - PRRS 5ml/con 1ml/con Bắp cổ 15 15 100 Hậu bị sau nhập 6 tuần - Circo - Dịch tả cổ điển - Circo - Colapest 3ml/con 2ml/con Bắp cổ 1 1 100

4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái 4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái 4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái

Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác chẩn đoán

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)