Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44 - 45)

Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ.

Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc khử trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc khử trùng: Ommicide.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm.

Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng tại trại

STT Công việc Số lượng

(lần)

Số lần thực hiện (lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 135 135 100 2 Phun khử trùng định kỳ

xung quanh chuồng trại 130 130 100

3 Quét đường đi 2 1 50

Theo bảng 4.4 cho thấy: Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại cũng là một cách để giảm thiểu mầm bệnh, nên luôn được trại quan tâm. Trong quá trình 6 tháng thực tập tại trại tôi đã thực hiện 135 lần vệ sinh chuồng trại đạt tỷ lệ 100%. Phun sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại 130 lần đạt tỷ lệ 100%.

Nếu trong trường hợp phát hiện dịch bệnh, trại sẽ tăng cường vệ sinh phun sát trùng để giảm thiểu khả năng bùng nổ của dịch bệnh, gây hậu quả xấu cho trang trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)