Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Của Gà J-Dabaco Giai Đoạn 1 Đến 15 Tuần Tuổi, Nuôi Tại Trại Thí Nghiệm Thực Hành Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Điện Biên (Trang 31)

- Khối lượng cơ thể gà

Cân khối lượng gà tại các thời điểm 1 ngày tuổi, 1…15 tuần tuổi. Hàng tuần, cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn (cân vào buổi sáng trước khi cho ăn), cân từng con một, cân bằng cân có độ chính xác ± 0,5g (1ngày tuổi); từ 1- 3 tuần tuổi cân bằng cân Nhơn hòa loại 0,5 kg có độ chính

xác  1g; từ 4 - 15 tuần tuổi cân bằng cân Nhơn hòa loại 5 kg có độ chính xác 10g. Cân ngẫu nhiên 10 % số con trong đàn.

- Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức (1) A =

P2 – P1

(1) T2 – T1

Trong đó:

P1 : khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2 : khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1 : thời điểm cân trước (ngày tuổi)

- Sinh trưởng tương đối (%)

Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức (2) R(%) =

P2 – P1

x 100 (2) (P1 + P2)/2

Trong đó:

P1 : khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g) P2 : khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g)

- Lượng thức ăn thu nhận

Hàng ngày vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn cho gà ăn. Đúng giờ đó ngày hôm sau, vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng đem cân lại. Phân tích hàm lượng vật chất khô của thức ăn cho ăn và thức ăn thừa. Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) hàng ngày được tính theo công thức (3)

LTATN (g/con/ngày) =

LTĂ cho ăn (g) - Lượng TĂ thừa (g)

(3) Số gà (con)

Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng tại các thời điểm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 tuần tuổi.

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức (4) HQSDTA =

Lượng thức ăn thu nhận (kg)

(4) Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)

- Sức sống và khả năng kháng bệnh

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày đếm chính xác số gà chết ở mỗi lô thí nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống tính theo công thức (5)

Tỷ lệ nuôi sống(%) = Số gà nuôi sống đến cuối kỳ (con) x100 (5) Số gà đầu kỳ (con)

- Một số chỉ tiêu xác định năng suất thịt

Kết thúc thí nghiệm chọn 5 gà trống và 5 gà mái ở mỗi lứa thí nghiệm có khối lượng cơ thể trung bình, mổ khảo sát theo phương pháp của Uỷ ban gia cầm, Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Đức (dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1978) tại Trại Thí nghiệm Thực hành, trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.

+ Khối lượng sống (kg): là khối lượng cơ thề gà đã để đói sau 12 - 18 giờ, có cho uống nước.

+ Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng cơ thể sau cắt tiết, vặt lông, bỏ nội tạng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlant, cắt bỏ chân ở đoạn giữa khớp khuỷu.

+ Khối lượng cơ đùi là khối lượng cơ đùi trái nhân với 2. + Khối lượng cơ ngực là khối lượng cơ ngực trái nhân với 2.

+ Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống.

+ Tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng so với khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ đùi, cơ ngực và mỡ bụng được tính theo các công thức (6,7,8 và 9)

Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100 (6) Khối lượng sống (g)

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 (7) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ thịt ngực (%) =

Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2

x 100 (8) Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100 (9) Khối lượng thân thịt (g)

- Độ đồng đều của gà Xác định theo công thức (10) Độ đồng đều (%) = n x 100 (10) N Trong đó:

n là số gà có khối lượng nằm trong khoảng X ±10%X

N là tổng số gà cân kiểm tra.

X là khối lượng trung bình của đàn gà.

Trên cơ sở kết quả theo dõi, thí nghiệm sẽ so sánh các chỉ tiêu theo dõi với những công bố trước đó, nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống gà với điều kiện khí hậu của tỉnh Điện Biên.

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà

Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.

Vì đây là gà J - Dabaco thời gian nuôi chỉ 3,5 tháng (105 ngày tuổi) là xuất bán. Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp cùng kỹ thuật viên nuôi 2 lứa gà với số lượng 2.000 con (1000 con /lứa)

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi 2.000 con, em đã thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.1

Cũng qua bảng 4.1 cho ta thấy, tỷ lệ nuôi sống tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 15 tuần tuổi 95%. Qua thực tế chăn nuôi cho thấy, tỷ lệ nuôi sống ở tuần 7 là thấp nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp là do trong thời điểm khi gà được 7 tuần tuổi thời tiết nóng ẩm dẫn đến gà mắc bệnh và tử vong.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống gà tại cơ sở

Tuần tuổi Trong tuần

(%) Cộng dồn (%) Sơ sinh 100,00 100,00 1 100,00 100,00 2 99,80 99,80 3 100,00 99,80 4 100,00 99,50 5 98,99 98,50 6 98,40 97,00 7 97,96 96,50 8 99,48 96,00 9 98,95 95,00 10 100,00 95,00 11 100,00 95,00 12 100,00 95,00 13 100,00 95,00 14 100,00 95,00 15 100,00 95,00

Do thời tiết mùa hè nóng, độ ẩm cao gà khó khăn trong việc thoát nhiệt, giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, sức đề kháng kém gà dễ bị mắc bệnh. Khi cơ thể gà lớn ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường cao, mật độ dày làm cho gà bị chết nóng dẫn đến tỷ lệ nuôi sống giảm.

Từ kết quả trên mỗi mùa vụ có ảnh hưởng nhất định tới chăn nuôi gà. Vì vậy cần hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng đó để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Từ kết quả trên, quá trình chọn lọc loại gà yếu cần được thực hiện từ giai đoạn đầu, để hạn chế sự hao hụt thức ăn và giảm các nguồn lây bệnh

trong chuồng nuôi.

4.2. Khối lượng cơ thể và độ đồng đều của gà J- DABACO từ 1- 15 tuần tuổi

Trong chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói riêng, để đánh giá sức sản xuất thịt, chỉ tiêu đầu tiên thường được quan tâm là sinh trưởng tích lũy hay chính là khối lượng cơ thể trong mỗi giai đoạn nuôi. Đây là một chỉ tiêu không chỉ có ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn có ý nghĩa cả về mặt hiệu quả kinh tế. Khối lượng cơ thể gà thịt càng cao thì sức sản xuất thịt càng lớn và ngược lại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà như dòng, giống, tính biệt, chế độ nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc... Nhưng yếu tố quan trọng nhất cần phải đề cập đến đó là yếu tố di truyền của giống. Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao (h2 = 0,4 - 0,6) nên nó ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng cơ thể của mỗi giống gà. (Đặng Vũ Bình, 2002)[1].

Để đánh giá khả năng tăng khối lượng của đàn gà thịt thương phẩm, chúng tôi đã tiến hành cân gà theo từng tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và đồ thị 1.

Ảnh 4,5,6,7: Cân khói lượng cơ thể gà ở từng giai đoạn

Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể và độ đồng đều của gà J – DABACO (n=100) Tuần

tuổi

Khối lượng cơ thể (g/con)

Độ đồng đều (%) ± SE CV(%) 0+ 38,46 ± 0,99 25,81 58 1 77,51 ± 1,19 12,20 73 2 137,73 ± 2,74 15,42 49 3 223,05 ± 2,95 10,41 64 4 334,00 ± 3,43 8,37 78 5 462,82 ± 3,02 5,47 87 6 613,12 ± 6,05 8,48 71 7 783,65 ± 8,98 10,04 70 8 967,29 ± 9,14 8,41 87 9 1164,57 ± 16,60 12,86 70 10 1371,40 ± 13,17 8,77 75 11 1585,50 ± 12,43 7,24 86 12 1793,60 ± 4,42 2,28 90 13 1980,90 ± 13,70 6,38 92 14 2148,20 ± 16,34 6,99 84 X

15 2282,30 ± 19,29 7,71 79

Ghi chú: 0+ là khối lượng gà 1 ngày tuổi

Đồ thị 1. Khối lượng cơ thể của gà J – DABACO

Kết quả ở bảng 4.2 và đồ thị 1 cho thấy khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tính chung cả trống mái tăng dần qua các tuần tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng của gia cầm.

Tốc độ tăng khối lượng cơ thể từ 01 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi tương đối chậm, từ tuần tuổi thứ 4 trở đi khả năng tăng khối lượng cơ thể đã nhanh hơn. Cụ thể, khối lượng cơ thể gà trung bình ở 01 ngày tuổi 38,46 g/con; đến 3 tuần tuổi, khối lượng cơ thể 223,05 g/con. Ở 6 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà đã tăng lên là 613,12 g/con, Sau đó khối lượng cơ thể gà tăng nhanh hơn, ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà đã đạt được 1793,60 g/con. Kết thúc giai đoạn nuôi gà thịt ở 15 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà trung bình 2282,30 g/con.

So với tiêu chuẩn gà J-DABACO của công ty thì khối lượng cơ thể gà ở 15 tuần tuổi là 2250g (Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gà giống DABACO, 2017)[19] còn gà J-DABACO thí nghiệm của chúng tôi kết thúc ở 15 tuần tuổi là 2282,30g. Như vậy, có thể thấy gà J-DABACO thích hợp với điều kiện chăn nuôi tại Điện Biên.

Theo Báo nhân dân (2019)[2] cho biết mô hình nuôi gà J- DABACO ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ở giai đoạn 45 ngày tuổi có khối lượng dao động từ 700 – 1000g/con, so với kết quả gà J-DABACO nuôi tại Điện Biên (khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi đạt trung bình 783,65 g/con) cũng tương đương.

Theo Báo KonTum (2018)[3], gà J-DABACO có ưu điểm phát triển đồng đều về khối lượng, có khả năng thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam và chống chịu bệnh tật cao. Sau hơn 3 tháng nuôi khối lượng trung bình đạt đạt 2,4kg/con, so với kết quả của chúng tôi (khối lượng trung bình ở 15 tuần tuổi đạt 2,282 kg/con) cũng tương đương.

Từ kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, độ đồng đều của đàn gà thí nghiệm J DABACO có độ tăng giảm qua các tuần tuổi. Độ đồng đều của đàn gà được thể hiện thông qua hệ số biến động CV(%) và chính xác hơn khi tính cụ thể “độ đồng đều” bằng công thức riêng.

Kết quả ở bảng 4.2 còn cho thấy, hệ số biến động của khối lượng cơ thể gà từ 1 đến 15 tuần tuổi dao động từ 2,28% đến 25,81%. Kết thúc thời gian nuôi thịt ở 15 tuần tuổi, hệ số biến động của khối lượng cơ thể gà là 7,71% .Với các đàn gà nuôi chung trống và mái thì hệ số biến động về khối lượng cơ thể như vậy được coi là tốt. Kết quả bảng 4.2 còn cho thấy đàn gà có độ đồng đều dao động từ 64 đến 92 % ngoại trừ ở giai đoạn sơ sinh và ở tuần tuổi 2.

Cụ thể, độ đồng đều lúc sơ sinh là 58% chứng tỏ đàn gà có sự đồng đều không cao có con to, con nhỏ, nhưng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tỷ lệ đồng đều đã tăng lên đáng kể. Trong cả giai đoạn từ sơ sinh đến 15 tuần tuổi, độ đồng đều ở tuần tuổi 2 là thấp nhất 49%, điều này cho thấy đàn gà phát triển ở tuần tuổi 2 không tốt, nguyên nhân là do trong quá trình nuôi gà thì giai đoạn này phòng vaccine nhiều trung bình là 2- 3 ngày lại làm vaccine phòng bệnh như bệnh đậu, gumboro, newcalte do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà dẫn đến tỷ lệ đồng đều ở tuần tuổi này không cao. Trong cả giai đoạn thì độ đồng đều cao nhất ở tuần 13 là 92% tiếp đến là tuần 12 có độ đồng đều là 90%, kết thúc thời gian nuôi ở 15 tuần tuổi đàn gà có độ đồng đều là 79 %. Điều này chứng tỏ đàn gà có độ đồng đều khá cao. Đây là một kết quả rất tốt trong chăn nuôi gà thịt. Những đàn gà có độ đồng đều cao có thể xuất chuồng cùng một lúc với giá bán tốt hơn.

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, độ đồng đều của đàn gà trong quá trình nuôi dưỡng khá cao ngoại trừ lúc sơ sinh do con giống quyết định và tuần tuổi 2 do làm vaccine ở tuần này nhiều thì đàn gà có độ đồng đều dao động từ 64 đến 92%. Điều này cho thấy đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng tốt phát huy được phẩm chất của giống.

Từ những kết quả thu được về khối lượng và độ đồng đều của đàn gà trong giai đoạn 1-15 tuần tuổi chúng tôi có nhận xét:

Đàn gà thí nghiệm J-DABACO có độ đồng đều khá cao dao động từ 64 đến 92% ngoại trừ ở giai đoạn sơ sinh và ở tuần tuổi 2, ở kết thúc thí nghiệm độ đồng đều của đàn gà là 79%. Chứng tỏ đàn gà được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, gà J-DABACO phát huy được phẩm chất của giống và phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Điện Biên.

Như vậy, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc đối với đàn gà từ 1đến 15 tuần tuổi mà chúng tôi thực hiện tại trại Trại TNTH trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Điện Biên là phù hợp. Đàn gà đã đạt được khối lượng cơ thể ở 15 tuần tuổi theo phẩm giống với độ đồng đều tương đối tốt.

Một số hình ảnh gà ở các giai đoạn

Gà 13 tuần tuổi

Ảnh 12,13,14,15: Gà 15 tuần tuổi

4.3. Tốc độ sinh trưởng của gà J- DABACO từ 1 đến 15 tuần tuổi

Trong chăn nuôi gia cầm, khả năng sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Tốc độ sinh trưởng càng cao thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Dựa trên kết quả theo dõi khối lượng của đàn gà thí nghiệm từ 1 đến 15 tuần tuổi, chúng tôi đã tính được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà J-DABACO. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 và đồ thị 2, đồ thị 3.

Bảng 4.3. Tốc độ sinh trưởng của gà J-DABACO từ 1 đến 15 tuần tuổi

Tuần tuổi

Khối lượng trung bình (g)

Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)

Sinh trưởng tương đối

(%) Theo tuần Theo giai đoạn

0+ 38,46 - - - 1 77,51 5,58 5,58 67,35 2 137,73 8,60 7,09 55,95 3 223,05 12,19 8,79 47,30 4 334,00 15,85 10,55 39,83 5 462,82 18,40 12,12 32,33 6 613,12 21,47 13,68 27,94 7 783,65 24,36 15,21 24,42 8 967,29 26,23 16,59 20,98 9 1164,57 28,18 17,87 18,51 10 1371,40 29,55 19,04 16,31 11 1585,50 30,59 20,09 14,48 12 1793,60 29,73 20,89 12,32 13 1980,90 26,76 21,35 9,92 14 2148,20 23,90 21,53 8,10 15 2282,30 19,16 21,37 6,05 1-15 2282,30 21,37 21,37 26,79

Đồ thị 2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà J-DABACO từ 1 - 15 tuần tuổi

Kết quả ở bảng 4.3 và đồ thị 2 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà J-DABACO tăng dần từ 1 đến 12 tuần tuổi, sau đó có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở 1 tuần tuổi là 5,58g/con/ngày, sau đó

Một phần của tài liệu Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Của Gà J-Dabaco Giai Đoạn 1 Đến 15 Tuần Tuổi, Nuôi Tại Trại Thí Nghiệm Thực Hành Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Điện Biên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)