Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên ngành Kiểm toán học viện tài chính (Trang 30 - 31)

Mục tiêu:

Đảm bảo tất cả các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn/dài hạn là có thực; thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; được ghi nhận đầy đủ; chính xác, đúng niên độ và theo giá trị phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Các thủ tục kiểm toán

Thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết,... và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

Phân tích biến động và các chỉ số liên quan.

Kiểm tra chi tiết

Thu thập Bảng Tổng hợp chi tiết (cả số dư đầu, phát sinh, số dư cuối kỳ) các khoản phải thu khách hàng và khách hàng trả tiền trước theo từng đối tượng khách hàng:

- Đối chiếu tổng số phải thu với các tài liệu liên quan (Sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng, Bảng CĐKT).

- Xem xét Bảng Tổng hợp để xác định các khoản bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách hàng,...). Thực hiện các thủ tục kiểm tra (nếu cần).

Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ

- Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn.

- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dư đầu kỳ.

- Gửi thư xác nhận (nếu cần).

- Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có. - Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi tại ngày đầu kỳ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên ngành Kiểm toán học viện tài chính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w