chuyển tiền…), đánh giá tính hợp lý của các số dư qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng.
Kiểm tra tính đúng kỳ: Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán (kết hợp với việc kiểm tra tính đúng kỳ tại phần doanh thu).
Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (1): Xem xét hợp đồng, biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa các bên.
Đối với các khách hàng là bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch…
Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải thu khách hàng trên BCTC.
8) Kiểm toán khoản mục các khoản phải trảMục tiêu: Mục tiêu:
Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuân khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Các thủ tục kiểm toán
Thủ tục chung
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuân khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Phân tích biến động và các chỉ số liên quan
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ:
- Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn.
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dư đầu kỳ. - Gửi thư xác nhận nếu cần.
- Xem xét đánh giá đối với số dư có gốc ngoại tệ nếu có.
- Kiểm tra số dự phòng nợ phải thu khó đòi ( đối với các khoản trả trước cho nhà cung cấp) tại ngày đầu kỳ.
Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp:
- Đối chiếu với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lơn cho nhà cung cấp.
- Xem xét tuổi nợ và các điều khoản thanh toán, đảm bảo việc trích lập dự phòng phải thu quá hạn đối với các khoản trả trước cho nhà cung cấp đầy đủ, chính xác.
Tìm kiếm các khoản nợ chưa được ghi sổ:
- Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau ….. Ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. - Thu thập các hóa đơn chưa được thanh toán, chưa được ghi nhận sau ngày khóa sổ, kiểm tra các chứng từ chi tiết và đánh giá khả năng phát sinh các khoản công nợ cho năm kiểm toán.
9) Kiểm toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Đảm bảo rằng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Các thủ tục kiểm toán:
Thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối phát sinh, Sổ Cái, sổ chi tiết… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Thủ tục phân tích
Phân tích biến động của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay so với năm trước, và so với biến động của doanh thu. Xác định các biến động bất thường, tìm hiểu nguyên nhân.
Kiểm tra chi tiết
Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo khoản mục theo các tháng trong năm:
- Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ Cái, sổ chi tiết,…
- Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).