6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh
a) Đặc điểm tự nhiên
Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam. Trƣớc khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của ngƣời Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành Thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986. Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lị của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ công nhận là Đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010, đƣợc bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015 và lọt vào top 20 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2020 do Hostelworld xếp hạng, Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, có diện tich 286km2, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Huyện Tuy Phƣớc, phía Bắc giáp các Huyện Tuy Phƣớc và Phù Cát, phía Nam giáp Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý nhƣ núi (Nhƣ núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), Gò Bồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa
(Phƣờng Nhơn Phú và phƣờng Quang Trung), Bầu Lác (Phƣờng Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phƣờng Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phƣờng Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phƣơng Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu - Cù Lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm Công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ Cảng biển, nuôi và khai thác Thuỷ hải sản, du lịch.
Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C.
Quy Nhơn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phƣơng Mai với diện tích 100 km2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó: Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phƣớc 20 km2), có trên 30.000 ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granit (phƣờng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngƣ trƣờng rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lƣợng đứng sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nƣớc ngầm với trữ lƣợng khá lớn (dọc lƣu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phƣơng Mai) bảo đảm cung cấp nƣớc sạch cho thành phố.
Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phƣờng: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thƣờng Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hƣng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ.
b) Đặc điểm về xã hội:
Tính đến ngày 01/04/2019, dân số của toàn thành phố Quy Nhơn là 290.053 ngƣời với 65.993 hộ, mật độ dân số 1.082 ngƣời/km2
, chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh sinh sống. Về mặt xã hội, thành phố Quy Nhơn đã phổ cập giáo dục từ mầm non trẻ 5 tuổi đến phổ thông trung học, tỷ lệ biết đọc biết viết cao nhất tỉnh (98,8%). Cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo là 196 hộ
(tỷ lệ 0,29% tổng số hộ dân toàn thành phố), đến cuối năm 2020 đã có 73 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt hơn 7.080 USD (hơn 162 triệu đồng/ năm)
c) Đặc điểm kinh tế
phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hƣớng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Phát triển khu kinh tế Nhơn Hội làm động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á.
Hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thành phố Quy Nhơn đã có sự chủ động phòng ngừa dịch bệnh vì thế cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2020 đạt: 2,8% - 52,8% - 44,4%. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 750 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 270 triệu USD đó là cả một nỗ lực đáng kể.
Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2020 đạt trên 9 triệu tấn. Công tác quy hoạch, quảng bá du lịch đƣợc tăng cƣờng; đến nay, thành phố có hơn 300 khách sạn - khu nghỉ dƣỡng du lịch lớn nhỏ, đặc biệt là các khách sạn 5 sao nhƣ FLC Luxury Hotel Quy Nhơn, Avani Quy Nhon Resort & Spa, Anantara Quy Nhon Villas và vô số các khách sạn 4 sao, 3 sao. Năm 2018, Quy Nhơn đón hơn 4 triệu lƣợt khách du lịch. Năm 2019, Quy Nhơn đón đƣợc hơn 4,8 triệu lƣợt khách, tổng doanh thu du lịch ƣớc tính đạt 6.000 tỉ đồng. Đầu năm 2020, Quy Nhơn dành các danh hiệu "Thành phố du lịch sạch Asean 2020" của diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) bình chọn và "Điểm đến hàng đầu thế giới" do Hostelworld bình chọn.
(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 4 xã Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ, Nhơn Hải, Nhơn Châu đạt kết quả tích cực, đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 2 xã Nhơn Lý, Phƣớc Mỹ vào năm 2015 và 2 xã Nhơn Hải, Nhơn Châu đã hoàn thành trong năm 2020. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,6%/năm
Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng: Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2020 đều tăng (Năm 2016 đạt 49.537,8 triệu đồng đến năm 2020 đạt 79.348 triệu đồng). Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá hiện hành) qua các năm từ 2016-2020 cũng tăng lên (năm 2016 đạt 72.322,3 triệu đồng đến năm 2020 đạt 137.936,3 triệu đồng). Giá trị sản xuất từng ngành Nông Lâm - Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng và Thƣơng mại - Dịch vụ cũng có sự tăng đều qua các năm. Nhìn chung, giá trị sản xuất của thành phố tăng lên xứng với tầm vóc Đô thị loại 1 với kinh tế dẫn đầu tỉnh.
Bảng 2.1. Tổng GTSX trên địa bàn thành phố Quy Nhơn một số ngành chủ yếu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Theo giá so sánh 2015 49.537,8 55.480 62.289 70.298,4 79.348
Nông lâm - Thủy sản 1.668,4 1.735,5 1.814 1.892,20 1.974 Công nghiệp - XD 31.500,7 35.343,4 39.751 44.843,5 50.495 Thƣơng mại - DV 16.368,7 18.401,1 20.724 23.562,7 26.879
Theo giá hiện hành 72.322,3 83.730,9 96.202,90 113.418,6 137.936,3
Nông lâm - Thủy sản 2.256,1 2.485,1 2.920,7 3.350,5 3.908,5 Công nghiệp - XD 43.766,9 50.791,3 58.197,1 64.120,8 72.894,0 Thƣơng mại - DV 26.299,3 30.454,5 35.085,1 45.947,3 61.133,8 (Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn)
Theo bảng số liệu 2.2 cho thấy: Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành có sự tăng dần lên, cụ thể năm 2016 đạt tỷ lệ
328,8% thì đến năm 2020 đạt tỷ lệ 331%. Năm 2020, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành Thƣơng mại - Dịch vụ, ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thƣơng mại - Dịch vụ đều tăng cao, trong đó ngành Thƣơng mại - Dịch vụ tăng cao nhất (có tỷ lệ tăng 114,1%)
Bảng 2.2. Tốc độ tăng GTSX các ngành của thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ tăng trƣởng (%) 328,8 328,6 329,6 330,8 331
Nông lâm – Thủy sản (%) 104,3 104,0 104,5 104,3 104,3 Công nghiệp – XD (%) 112,0 112,2 112,5 112,8 112,6 Thƣơng mại – DV (%) 112,5 112,4 112,6 113,7 114,1 (Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn)
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2016 -2020, nền kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn có thêm bƣớc tiến mới, 3 khâu đột phá: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực quản lý bảo vệ tài nguyên biển và phát triển du lịch, dịch vụ có chuyển biến đáng kể. Các mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và mở rộng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, du lịch ngày càng phát triển khi thành phố Quy Nhơn luôn đƣợc lựa chọn là điểm đến an toàn, sạch đẹp. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (tính theo giá hiện hành): Công nghiệp - Xây dựng chiếm 52,8%; Nông lâm - Thủy sản 2,8%; Thƣơng mại - Dịch vụ 44.4%.
Bảng 2.3. Cơ cấu GTSX thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Theo giá hiện hành 100,0 100,1 100,0 100,0 100,0 Nông lâm – Thủy sản (%) 3,1 3,0 3,0 3,0 2,8
Công nghiệp – XD (%) 60,5 60,7 60,5 56,5 52,8
Thƣơng mại – DV (%) 36,4 36,5 36,5 40,5 44,4
(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn)
Cơ cấu lao động và dịch chuyển cơ cấu lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế tại thành phố Quy Nhơn đang có dịch chuyển từ ngành Công nghiệp - Xây dựng sang ngành Thƣơng mại - Dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu lao động của thành phố chủ yếu đang làm việc trong ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thƣơng mại - Dịch vụ (năm 2016 có tỷ lệ 66,75%, năm 2020 có tỷ lệ 60,21%), lao động ngành Nông lâm - Thủy sản chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2.4. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc tại thành phố Quy Nhơn từ năm 2016 - 2020 Đơn vị tính: Phần trăm (%) Hạng mục Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số 100,0 100,1 100,0 100,0 100,0
LĐ ngành Nông lâm - Thủy sản 10,0 9,3 9,1 8,8 8,5 LĐ ngành Công nghiệp - XD 48,2 47,6 46,9 46,7 45,3 LĐ ngành Thƣơng mại – DV 41,8 43,2 44,0 44,5 46,2
(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn)
Với những kết quả đạt đƣợc về kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có tác động tích cực đến chi thƣờng xuyên NSNN thành phố trong thời gian tới, mặc dù sự phát triển KT-XH của
thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hƣởng có đại dịch Covid-19.