Tương quan giữa tuổi và vòng bụng/vòng mông

Một phần của tài liệu tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh thành phố huế (Trang 34 - 36)

Qua biểu đồ 3.6 chúng tôi thấy sự tương quan giữa tuổi và VB/ VM là tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,485. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.6) cũng cho thấy VB/VM tăng dần theo nhóm tuổi: ở nhóm tuổi 20 - 30: 0,79  0,07; nhóm tuổi 31- 40: 0,82  0,68; nhóm tuổi 41- 50: 0,86  0,65: nhóm tuổi 51 - 60: 0,87  0,54 và nhóm tuổi > 60: 0,90  0,62. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Trường, Lê Văn Đạt (2009) khi tìm hiểu về mối tương quan giữa VB/VM và tuổi đã có kết luận giữa VB/VM và tuổi có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,305 [29]. Điều này có thể nhận định tuổi càng lớn thì VB/VM càng tăng.

4.5.2. Tương quan giữa tuổi và BMI

Đối với người trưởng thành các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng BMI có xu hướng tăng theo tuổi. Điều này cũng thể hiện rõ trong nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.7 đó là sự tương quan giữa tuổi và BMI là tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,294. Điều này cho thấy thừa cân - béo phì và tuổi có tương quan với nhau theo chiều hướng tỷ lệ thuận, BMI tăng theo tuổi và ngược lại. Kết quả nghiên cứu về BMI theo nhóm tuổi của chúng tôi cũng cho thấy điều đó: Nhóm tuổi 20 - 30 BMI là 20,28 ± 1,95; nhóm tuổi 31- 40: 21,06 ± 2,21; nhóm tuổi 41 - 50: 22,46 ± 2,40; nhóm tuổi 51 - 60: 22,51 ± 2,74; nhóm tuổi > 60: 22,52 ± 3,28. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hưng và cộng sự [14]:

Nhóm tuổi: 20 – 29 tỷ lệ thừa cân - béo phì là 6,6%. Nhóm tuổi: 30 – 39 tỷ lệ thừa - cân béo phì là 11,7%. Nhóm tuổi 40 – 49 tỷ lệ thừa cân - béo phì là 16,9%.

thành nguy cơ thừa cân - béo phì tăng theo tuổi.

4.5.3. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và vòng bụng/vòng mông

Khi nghiên cứu mối liên quan giữa THA và VB/VM chúng tôi thấy nhóm BPDN có tỷ lệ THA là 37,32% còn nhóm không BPDN thì tỷ lệ là 17,40%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Lê Văn Bàng (30% THA trên những người nam có BPDN và 24,08% THA trên những người nữ có BPDN). Qua kết quả trên cho thấy BPDN là một yếu tố nguy cơ gây THA.

4.5.4. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và BMI

Một sự gia tăng huyết áp đã được chứng minh là có liên quan đến BMI. Các nghiên cứu cho thấy THA có tỷ lệ cao ở nhóm người có BMI > 25 ở Châu Âu, BMI > 23 ở Hồng Kông và BMI > 22,6 ở Việt Nam. Ở nghiên cứu của chúng tôi nhóm thừa cân - béo phì có tỷ lệ THA là 40,77% trong khi đó nhóm không thừa cân thì tỷ lệ THA là 18,79%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Theo nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004) tỷ lệ THA ở người thừa cân béo phì cao hơn 3 lần người bình thường (37,7% so với 11,7%) [30], nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) trung tâm dinh dưỡng Thành Phố HCM tỷ lệ THA ở người thừa cân - béo phì cao hơn 2 lần so với người bình thường (32,9% so với 15,5%) [18]. Còn nghiên cứu Lê Văn Bàng (2004) thì mối tương quan giữa THA và BMI là mối tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,289 [1]. Mối liên hệ giữa béo phì và THA là quan trọng về phương diện lâm sàng vì giảm cân có thể làm giảm huyết áp [1].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tỷ lệ béo phì ở 400 đối tượng trong đó nam 181 người, nữ 219 người tuổi từ 20 trở lên tại phường Vĩnh Ninh - Thành phố Huế chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ béo phì của đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh thành phố huế (Trang 34 - 36)