4.4.1. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo BMI
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.14) nhận thấy: Tỷ lệ THA ở người tăng trọng và béo phì là 40,78% cao gấp 2,06 lần người bình thường (19,77%) và cao gấp 3,47 lần người gầy (11,76%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) trung tâm dinh dưỡng TPHCM, tỷ lệ THA ở người tăng trọng béo phì là 32,9% cao hơn 2 lần so với người bình thường (15,5%) và gấp 6 lần người gầy (5,5%) [18]. Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang trên 162 người thừa cân - béo phì và 162 người bình thường
thì tỷ lệ THA ở người thừa cân - béo phì là 37,7% cao hơn 3 lần so với người bình thường (11,7% ) [30]. So với nghiên cứu của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả đó ở tất cả các đối tượng thừa cân - béo phì, người bình thường và người gầy. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng bệnh THA ở người thừa cân - béo phì tăng gấp 2-3 lần so với người bình thường, người gầy thì bệnh THA lại giảm đi 2-3 lần so với người bình thường và giảm đi 4-6 lần so với người thừa cân - béo phì. Như vậy, người gầy mặc dù sẽ có một số nguy cơ không tốt nhưng lại giảm được nguy cơ bệnh THA ngược lại người thừa cân - béo phì thì nguy cơ bệnh THA tăng cao.
4.4.2. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình theo BMI
Nhiều nghiên cứu trước đây đã nhận thấy rằng HATT và HATTr đều có mối liên quan thuận với BMI. Kết quả nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004) trên 162 người thừa cân và 162 người không thừa cân cho thấy: HATT trung bình và HATTr trung bình của nhóm thừa cân - béo phì đều cao hơn nhóm không thừa cân (HATT là 127,8 15,3 so với 121,1 14,3; HATTr là 83,7 10,0 so với 77,5 10,0) [30]. Nghiên cứu của Lê Văn Bàng (2004) ở người thừa cân HATT là 136,25 28,11; HATTr là 81,77 13,12; người béo phì độ I HATT là 135,97 25,05; HATTr là 82,84 14,09; người béo phì độ II HATT là 133,33 18,62; HATTr là 83,33 13,66) [1]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi HATT của nhóm thừa cân - béo phì là 133,35 ± 19,35 và HTTTr là 78,37 ± 11,94; nhóm không thừa cân HTTT là 119,87 ± 18,99 và HATTr là 70,87 ± 11,01. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả trên là phù hợp. Điều này có thể nhận định rằng cả HATT và HATTr đều có mối liên quan với BMI và những người thừa cân - béo phì đều có nguy cơ tăng HĐTT lẫn HATTr.