4.3.1. Phân bố tỷ lệ béo phì theo BMI
là một chỉ số do WHO đưa ra và được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để đánh giá thể trọng.
Qua nghiên cứu 400 đối tượng có độ tuổi 20 tuổi ở phường Vĩnh Ninh- Thành phố Huế chúng tôi thấy tỷ lệ thừa cân - béo phì là 25,80%. So với kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) trong 7600 hộ gia đình trên toàn quốc ở 64 tỉnh thành phố, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành là 16,80% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Còn so với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bàng (2004) Trường Đại Học Y Dược Huế tỷ lệ người thừa cân - béo phì tại 2 phường thành phố Huế là 34,04% [1] thì tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể lý giải rằng do khác nhau về đối tượng, địa bàn, phạm vi và thời điểm nghiên cứu cho nên các tỷ lệ không giống nhau. Trong 103 đối tượng thừa cân - béo phì thì thừa cân có 57 người chiếm tỷ lệ 55,34% còn béo phì có 47 người chiếm tỷ lệ 44,66%. Nếu đem so kết quả này với nghiên cứu của Lê Văn Bàng (tỷ lệ thừa cân 44,76% và béo phì là 55,24%) [1] thì tỷ lệ thừa cân của chúng tôi cao hơn nhưng tỷ lệ béo phì lại thấp hơn. Điều này cũng phù hợp vì trong những năm gần đây công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về béo phì rất tốt trong các phương tiện thông tin đại chúng và đội ngũ thầy thuốc, điều này có lẽ giúp cho người dân nhận thức được nguy cơ cũng như cách dự phòng béo phì nên họ tự điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động thể lực phù hợp hơn do đó tỷ lệ béo phì thấp hơn. Hơn nữa Vĩnh Ninh là một phường thuộc trung tâm thành phố Huế nên người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn vì vậy tỷ lệ béo phì thấp hơn thừa cân. Điều này tiên lượng tốt hơn vì trên đối tượng thừa cân nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân - béo phì sẽ thấp hơn đối tượng béo phì và ở nhóm này cũng dễ điều chỉnh thể trọng xuống hơn so với người béo phì nếu họ có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp. Ngoài ra khi nghiên cứu BMI trung bình chúng tôi thấy BMI tăng dần theo nhóm
tuổi: nhóm tuổi 20 - 30 BMI trung bình là 20,28 1,95; nhóm tuổi 31 - 40: 21,06 2,21; nhóm tuổi 41 - 50: 22,46 2,40; nhóm tuổi 51 – 60: 22,51 2,74; nhóm tuổi > 60: 22,52 3,28 (bảng 3.5). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan và Phan Nguyễn Thanh Bình về tình trạng béo phì tại TPHCM tỷ lệ lần lượt theo lứa tuổi là 30 - 39 (16,3%), 40 - 49 tuổi (21,2%), 50 - 59 tuổi (22,1%) [18]. Điều này cũng cố thêm cho nhận định của chúng tôi là ở người trưởng thành nguy cơ thừa cân - béo phì tăng dần theo độ tuổi.