Cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự lĩnh vực công nghệ thông tin tại công ty cổ phần vccorp, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Cơ cấu nhân sự

Hiện nay, tính đến thời điểm hiện tại tại Công ty Cổ phần VCCorp có tất cả 2.500 nhân viên bao gồm cả Ban lãnh đạo và các nhân viên ở các khối nhóm khác nhau. Do sự phát triển ngày càng lớn mạnh cùng với quy mô đa dạng ở các ngành nghề, phần lớn nhân viên trong công ty đã và đang được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý để nhằm đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất cho công ty. Nhờ quá trình đào tạo, đội ngũ nhân viên có thể tiếp cận với những kiến thức mới nhất cùng với các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất. Vì vậy, chất lượng người lao động trong công ty ngày càng tăng lên, quy mô nhân sự ngày càng được mở rộng, từ đó hoạt động tuyển dụng nhân sự càng được quan tâm và trở thành một trong những yếu tố trọng yếu, đã và đang được đầu tư đúng cách

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Công ty cổ phần VCCorp

STT Khoản mục Số lượng Tỷ trọng (%) 1 Trên đại học 285 11.4% 2 Đại học 1695 67.8% 3 Cao đẳng 490 19.6% 6 Lao động phổ thông 30 1.2% Tổng 2500 100%

(Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự Công ty cổ phần VCCorp)

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỉ lệ lao động cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Cụ thể: Số lượng lao động có trình độ trên đại học là 250 người chiếm 12.4%. Số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 1455 người và 280 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 72.2% và 13.8%. Đây được coi là lực lượng lao động chính tại công ty, được tốt nghiệp từ những ngành Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Điện tử của các trường đại học về công nghệ trên địa bàn

Số lượng lao động có trình độ phổ thông chiếm số lượng nhỏ trong cơ cấu lao động, chiếm 1.6% tương đương 30 lao động.

Ở VCCorp, nhân sự có trình độ phổ thông thường giữ những vị trí không quan trọng, thuộc ở những bộ phận hỗ trợ những mảng không chuyên về chuyên môn như vệ sinh, tạp vụ. Còn các nhân sự làm ở những phòng ban chuyên môn như các vị trí nhân viên lập trình, nhân viên, chuyên viên các bộ phận, các cấp lãnh đạo 100 % đều ở trình độ đại học trở lên. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cao trong doanh nghiệp là một lợi thế rất lớn để công ty phát triển và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Cơ cấu nhân sự của VCCorp không chỉ được phân chia dựa trên trình độ, mà còn được phân chia theo giới tính

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty cổ phần VCCorp

Giới tính Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nam 1245 58.5 1425 60.1 1530 61.2 Nữ 883 41.5 950 39.9 970 38.8 Tổng 2128 100 2375 100 2500 100

(Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự Công ty cổ phần VCCorp)

Từ bảng số liệu trên, số lượng lao động nam tại VCCorp chiếm tủ lệ cao, gấp nhiều lần so với số lượng lao động nữ. Cụ thể: Năm 2019, số lượng lao động nam là 1245 người chiếm 58.5% trong khi số lao động nữ lại chỉ có 883 người và chiếm có 41.5% trong năm 2018. Năm 2020, lao động năm tăng lên là 1425 người chiếm 60.1% và vẫn bỏ xa số lao động nữ là 950 người chỉ chiếm 30.8%. Năm 2021, số lượng lao động nữ của năm này tăng nhẹ so với năm trước, tổng nữ 970 người chiếm 38.4%, số lao động nam là 1560 người chiếm 61.6% trong năm 2021. Nhìn chung trong cả ba năm, từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng lao động nam luôn chiếm phần lớn so với lao động nữ trong Công ty cổ phần VCCorp. Tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực của công ty là về công nghệ thông tin, lập trình ứng dụng nên sự

chênh lệch nhân sự theo giới tính trong công ty là điều thường xuất hiện tại các công ty về công nghệ trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự lĩnh vực công nghệ thông tin tại công ty cổ phần vccorp, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)