Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sử dụng các phương tiện

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ việt nam (Trang 25 - 26)

ĐỂ THU HÚT KHÁN GIẢ TRẺ TẠI NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM

2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và Nhà hát Tuổi trẻ về sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới phƣơng tiện truyền thông mới

2.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sử dụng các phương tiện truyền thông mới thông mới

Ở Việt Nam, hoạt động thông tin, truyền thông chịu sự chi phối của rất nhiều văn bản pháp luật liên quan như Luật Báo chí, Luật Công nghệ Thông tin, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Lao động, các luật về thuế... và các thông tư, nghị định của chính phủ liên quan.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương khá cởi mở về việc quản lý thông tin, báo chí, truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới từ rất sớm và không ngừng cập nhật qua các năm. Chẳng hạn như trong Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” có nêu yêu cầu: “Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp nghiên cứu bổ sung và ban hành các quy định, quy chế về việc xét duyệt, cấp phép hoạt động mới của báo chí - xuất bản (cả in ấn, phát hành, xuất nhập khẩu sách, báo), khai thác thông tin trên mạng Internet quốc tế và đưa sách, báo vào mạng này.”

Tiếp đó vào ngày 17-10-2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ngoài ra, còn có một số quyết định, nghị quyết có liên quan khác như Quyết định số 246/2005/QĐ-Ttg, ngày 06-10- 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về việc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thay thế Nghị định 98/2008/NĐ-CP, trong đó Điều 20 đã phân loại trang thông tin điện tử thành 5 loại gồm: báo điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp; trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; trong đó yêu cầu trang thông tin điện tử tổng hợp phải có giấy phép trước khi hoạt động.

Bên cạnh đó còn quy định và điều chỉnh nhiều hành vi của tổ chức, cá nhân trong hoạt động truyền thông trên mạng Internet và truyền thông xã hội. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 09/2014/TTBTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang điện tử và mạng xã hội, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa ban hành Dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013-CP-NĐ và Nghị định 27/2018/NĐ-CP để lấy ý kiến dư luận. Điểm đáng chú ý trong dự thảo Nghị định sửa đổi là việc bổ sung thêm các quy định nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước bị “quản quá chặt” dẫn đến việc khó phát triển, trong khi đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại có phần “nới lỏng”. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước xây dựng, phát triển mạng xã hội Việt Nam, giảm dần sự lệ thuộc vào mạng xã hội nước ngoài.

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)