Khả năng sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ việt nam (Trang 29 - 32)

khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ

Tại Nhà hát Tuổi trẻ, Ban Giám đốc cũng xác định phân chia các khách hàng thành các phân khúc khác nhau. Cụ thể, Nhà hát đã chia nhỏ tệp khách hàng dựa theo nhóm tuổi: Thiếu nhi (3-7; 7-12; 12-15 tuổi); Thanh niên (16-21; 21-22; 22- 27; 27-30 tuổi); Trung niên (từ 30 tuổi trở lên)... và tiến hành truyền thông theo phân khúc thị trường, theo nhóm tuổi để có hiệu quả cao hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng, bước đầu Nhà hát đã xác định chiến lược truyền thông dựa theo nhóm tuổi. Nếu dựa theo khuyến nghị từ kết quả báo cáo nghiên cứu của Epsilon, đối với Milliennials, Nhà hát Tuổi trẻ cần tận dụng nền tảng xã hội không chỉ là các kênh truyền thông mà còn là kênh dịch vụ, tương tác cộng đồng để lôi kéo họ. Đối với Gen Z, Nhà hát Tuổi trẻ cần chiến lược kinh doanh đa nền tảng để tạo ra sự tương hỗ giữa các mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Snapchat... Đối với Gen X, Nhà hát nên tiếp thị cá nhân hóa với nội dung ngắn gọn và lời kêu gọi mua sắm rõ ràng, có thể thông qua email marketing, các chương trình khuyến mãi, quà tặng, giảm giá, đặc biệt là tiếp thị sản phẩm với những loại hình mang tính giải trí như video ca nhạc, phim ngắn, hài. Còn đối với Boomer, các sản phẩm của Nhà hát cần được hiện diện trên các kênh trực tuyến như là một minh chứng cho uy tín thương hiệu nên Nhà hát cần phải đầu tư bài bản cho trải nghiệm khách hàng. Với nhóm Silent, thư trực tiếp và liên lạc bằng văn bản hoặc gặp mặt là giải pháp tối ưu đối với Nhà hát khi tiếp cận. Nội dung quảng bá sản phẩm phải trực diện, đi thẳng vào vấn đề hay những hình ảnh, câu chuyện có tính biểu cảm cao để tạo ra cảm xúc cho nhóm giàu nhất này, từ đó tác động tới quyết định mua sắm của họ.

Có thể thấy rằng, mỗi thế hệ có cách tiếp cận sản phẩm riêng nên rất khó để tích hợp trong một chiến dịch tiếp thị. Nhưng tận dụng mạng xã hội với nhiều nhóm nội dung phù hợp cho từng thế hệ thì lại có thể là một phương thức dễ thực

thi. Bởi mạng xã hội đang là công cụ truyền thông được hầu hết thế hệ ưa thích. Để nắm được “gu” của từng thế hệ, phương pháp tiếp thị dựa trên dữ liệu là xu hướng mà Nhà hát cần nắm bắt và đầu tư.

Liên quan đến mức độ tìm hiểu thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, trong số 200 khán giả tham gia trả lời câu hỏi “Anh/chị có thường xuyên tham gia bình luận, trao đổi về các vấn đề được dư luận quan tâm trên mạng xã hội?”, có 1 khán giả được hỏi (tương ứng với 0,5%) cho biết họ luôn luôn tìm hiểu thông tin về Nhà hát; 21 khán giả được hỏi (tương ứng với 15,5%) cho biết họ thường xuyên tìm hiểu thông tin này; 124 khán giả được hỏi (tương ứng với 62%) cho biết họ có thỉnh thoảng tìm hiểu; 39 khán giả được hỏi (tương ứng với 19,5%) cho biết họ rất ít tìm hiểu, và 5 khán giả được hỏi còn lại (tương ứng với 2,5%) cho biết họ không bao giờ tìm hiểu thông tin về Nhà hát. [Phụ lục 1]

Như vậy, có thể thấy rằng, các khán giả được hỏi đã có sự quan tâm, chú ý tới các thông tin liên quan đến Nhà hát Tuổi trẻ, song mức độ tìm hiểu những khán giả chưa hề biết đến Nhà hát Tuổi trẻ, nên họ chưa bao giờ tìm hiểu thông tin liên quan đến Nhà hát. Điều đó là dễ hiểu, bởi lẽ mỗi khán giả sẽ có những sở thích, thị hiếu cũng như nhu cầu tìm hiểu thông tin khác nhau.

Về các kênh tìm hiểu thông tin, có thể thấy rằng thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ được khán giả chủ yếu tìm hiểu qua các kênh website cả Nhà hát, trang fanpage của Nhà hát, các tờ rơi/áp phích quảng cáo, kênh phát thanh/truyền hình, kênh Youtube trong đó chủ yếu là thông qua trang fanpage là chính.

Cụ thể, số khán giả chọn phương án tìm hiểu thông tin qua trang fanpage của Nhà hát Tuổi trẻ là 135 khán giả (tương ứng với 67,5%); qua website của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam là 95 khán giả (tương ứng với 47,5%); qua kênh YouTube của Nhà hát Tuổi trẻ là 87 khán giả (tương ứng với 43,5%); qua kênh phát thanh, truyền hình là 64 khán giả (tương ứng với 32%); qua các tờ rơi/áp phích quảng cáo là 39 khán giả (tương ứng với | 19,5%); ngoài ra còn qua một số kênh thông tin

khác như báo in có 6 khán giả (tương ứng với 3%); qua báo - tạp chí điện tử - trang tin tức là 1 khán giả (tương ứng với 0,5%). Có 5 khán giả lựa chọn không tìm hiểu thông tin hoặc không cập nhật thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ [Phụ lục 1].

Về mức độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam qua các phương tiện truyền thông mới, trong số 200 khán giả được hỏi, số lượng khán giả sẵn sàng thực hiện hoạt động này chiếm 168 phiếu (tương ứng với 88%), trong đó số lượng khán giả rất sẵn sàng tiếp nhận thông tin về Nhà hát qua các phương tiện truyền thông mới lên tới 80 phiếu, tương ứng với 40%. Chỉ có 32 khán giả được hỏi là chưa thực sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ qua các phương tiện truyền thông mới.

Như vậy, có thể thấy rằng, các khán giả vô cùng háo hức và sẵn sàng đón nhận, tìm hiểu về Nhà hát Tuổi trẻ qua các phương tiện truyền thông mới. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện rằng các khán giả sẵn sàng đón nhận những cái mới, những hình thức quảng bá hiện đại, đặc sắc, đa dạng về Nhà hát.

Trong 3 tháng gần đây nhất (từ tháng 1 năm 2022), mức độ thường xuyên truy cập các kênh phương tiện truyền thông mới của Nhà hát Tuổi trẻ của các khán giả được hỏi cụ thể như sau: 25 khán giả được hỏi (tương ứng với 12,5%) truy cập nhiều hơn 10 lần, 41 khán giả được hỏi (tương ứng với 20,5%) truy cập từ 5-10 lần, 85 khán giả được hỏi (tương ứng với 42,5%) truy cập ít hơn 5 lần và 49 khán giả được hỏi (tương ứng với 24,5%) không truy cập.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên Nhà hát phải tạm dừng các vở diễn một thời gian, dẫn tới mức độ truy cập vào các kênh truyền thông mới của Nhà hát cũng giảm xuống. Phần lớn những người được hỏi đều cho rằng họ khá là thuận lợi khi tiếp nhận các thông tin về Nhà hát Tuổi trẻ thông qua các phương tiện truyền thông mới; và những thông tin họ muốn tìm hiểu nhất bao gồm: chương trình nổi bật, lịch diễn, vở diễn, tin tức liên quan đến Nhà hát và các nghệ sĩ.

Nói về vấn đề này, NSƯT Chí Trung chia sẻ: “Nhà hát Tuổi trẻ chúng tôi

căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể để có phương án truyền thông phù hợp. Tôi từng nói với anh em trong Nhà hát rằng chúng ta hãy xây dựng băng chuyền, nhưng chưa sử dụng vội. Bởi vì nói thật lúc đấy tôi thấy chất lượng chưa có, chương trình chưa đổi mới, sân khấu tập trung ngồi còn bị vướng về một hướng, chứ không phải là sân khấu dễ chịu, thoải mái, vui vẻ như hiện nay. Đảm bảo được đầy đủ chất lượng, nội dung và hình thức thật tốt thì tôi mới bắt đầu bày sản phẩm lên “băng chuyền truyền thông” cho khán giả cũng thấy. Đó là lý do bắt đầu từ khoảng một năm trở lại đây tôi mới cho triển khai các mục như bán vé online, đẩy mạnh truyền thông trên Website, Fanpage Nhà hát, Facebook diễn viên.

Tôi cũng cho làm những visual khoảng 2 phút để tải lên facebook, và xây dựng các chiến dịch truyền thông cụ thể 5 ngày 1 lần, 4 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần, đảm bảo đăng những nội dung khác nhau nhưng cũng phải luôn mới, luôn cập nhật. Ví dụ 6 bài báo chúng tôi cũng cần 6 “tít” khác nhau và cố gắng xây dựng 6 hướng khai thác khác nhau dù có thể là truyền thông cho chỉ một chủ điểm.” [Phụ

lục 2]

NSƯT Chí Trung cũng chia sẻ về vấn đề quảng cáo: “Có người cũng tư vấn

cho tôi về việc mua tin nhắn quảng cáo, tuy nhiên tôi thấy việc gửi tin nhắn như vậy có thể gây phiền cho người nhận nên Nhà hát không làm điều đó. Chúng tôi tập trung quảng bá trên website của Nhà hát, trên facebook của Nhà hát, trên fanpage của Nhà hát, trên Zalo của Nhà hát và toàn bộ tất cả hệ thống các diễn viên. Tất cả nội dung truyền thông trên các kênh truyền thông mới này đều phải được chúng tôi duyệt cực kỹ trước khi gửi đi.” [Phụ lục 2]

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)